80s toys - Atari. I still have
Truyện Ma - kinh dị

Ma Thổi Đèn Tập 2: Mê Động Long Lĩnh

Nội dung truyện:

Một chiếc hài thêu hoa đễn từ vùng quê Thiểm Tây, đã dẫn các Mô kim Hiệu úy vào một ngôi mộ cổ bỏ hoang từ thời Đường.Không ngờ trong mộ lại có mộ.U hồn của ngôi mộ cổ Tây Chu đã chặn hết mọi lối ra.Và không ai biết,Thang Huyền hồn là con đường dẵn vào địa ngục hay là đi vào bóng đêm vô tận.

Ra khỏi ngôi mộ cổ trên lưng những kể sống sót sau chuyến đi thành cổ Tinh Tuyệt bỗng dưng xuất hiện một dấu ấn hình con mắt.Đó phải chăng là một lời nguyền từ mấy ngàn năm trước?Bởi giáo sư Tôn ,người duy nhất giải được bí mật, vừa nhìn thấy dấu ấn ấy đã vô cùng kinh hãi, chỉ thốt lên: "Thiên cơ không thể tiết lộ...."

Chương 1: Chiếc Hài Thơm

Một dạo sau khi về đến Bắc Kinh, tôi không gặp Shirley Dương đâu cả, có lẽ cô nàng bận tìm bác sĩ chữa trị cho giáo sư Trần, hoặc phải lo liệu chuyện hâu sự cho những người gặp nạn. Chuyến đi này đội khảo cổ đã chết mất mấy người. các cơ quan hữu quan đương nhiên phải điều tra, tôi sợ bị người ta điều tra ra mình là Mô Kim Hiệu úy, bèn cố hết sức né nặng tìm nhẹ, toàn nói chuyện loanh quanh ngoài lề. Bản thân việc tiến vào sa mạc làm công tác khảo cổ đã có hệ số nguy hiểm rất cao rồi, nhưng một lượt chết đến bốn người, một thầy giáo ba học sinh, lại còn thêm một ông giáo sư phát rồ phát dại, vào thời điểm ấy cũng được xem là một sự kiện lớn.

Chuyện qua rồi thôi khỏi kể rườm rà. Có một hôm Tuyền béo kiếm đâu được hai em xinh xinh đưa đi nhảy đầm, rủ tôi đi chung, mấy hôm trước đấy tôi toàn bị ác mộng tra tấn cả đêm, đầu đau như búa bổ, nên chẳng đi với cậu ta, mà nằm bẹp một mình trên giường, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa, tôi đáp một tiếng rồi bò ra khỏi giường, bụng thầm chửi rủa, con bà nó, chắc là lại có đứa nào đến tra hỏi đây.

Mở cửa mới biết, hóa ra là cô nàng Shirley Dương lâu ngày không gặp, tôi vội mời cô vào nhà,tìm được đến đây, Shirley Dương bảo Răng Vàng cho cô địa chỉ.

Tôi ngạc nhiên hỏi: "Cô quen Răng Vàng à?"

Shirley Dương nói: " Cũng coi như quen biết sơ sơ, nhưng không thân thiết lắmCha tôi hồi trước rất thích sưu tập đồ cổ, có làm ăn với hắn vài vụ, mà hắn ta và giáo sư Trần cũng là chỗ quen biết nữa. Hôm nay tôi đến tìm anh là để thanh toán tiền công của anh và anh Tuyền, độ hai hôm nữa tôi sẽ đưa giáo sư Trần ra nước ngoài chữa bệnh, dạo này tôi còn phải tìm hiểu một vài việc, tạm thời chúng ta không gặp nhau được nữa rồi!"

Tôi vốn chẳng còn trông chờ gì, lại nghe cô nàng bảo trả tiền công, quả là một niềm vui bất ngờ, song bề ngoài tôi vẫn làm bộ khách khí nói: " Về nước à?Bệnh tình của giáo sư Trần có đỡ chút nào không? Tôi cũng đang định nay mai đi thăm đây. Cô xem giờ này còn nhắc đến chuyện tiền nong, thật chẳng thích hợp chút nào. Chúng tôi cũng có giúp được gì mấy đâu, toàn là gây thêm phiền phức, người Mỹ các cô cũng đâu phải giàu có lắm mà, thật ngại quá thế thanh toán bằng tiền mặt chứ hả?"

Shirley đặt tiền lên bàn : " tiền thì phải trả rồi, chúng ta đã nói từ trước rồi mà, thế nhưng... tôi hy vọng anh hứa một chuyện"

Tôi nghĩ bụng không hay rồi, e rằng cô ả muốn trả thù mình, hay lại muốn bới móc gì đây, trong lòng thầm nghĩ cách đối phó, bèn thuận miệng đáp lấy lệ: "Cô thì có việc gì cần nhờ đến tôi chứ? Xem ra người nhà giàu cũngc so lắm sự phiền toái nhỉ, chắc không phải nhờ tôi tiêu tiền giúp đấy chứ!"

Shirley nói: " Ông cụ nhà anh và nhà tôi cũng coi như là đồng nghiệp của nhau rồi. Ngày trước ông ngoại tôi rửa tay gác kiếm, không theo nghiệp đổ đấu nữa cũng là vì cái nghề Mô Kim Hiệu ý này nó tổn âm đức quá, kẻ cao số đến mấy cũng khó tránh khỏi việc ngoài ý muốn. Tôi hi vọng tù nay về sau anh cũng dừng ở đây thôi, đừng đi đổ đấu nữa, mai này có cơ hội các anh có thể sang Mỹ, tôi sẽ sắp xếp cho các anh... "

Nghe đến đây tôi đã thấy trong bụng không được thoải mái, cô ả người MỸ này định dụ tôi về đầu quân dưới trướng, sau này bôn ba cùng cô ả đây, tốt xấu gì Hồ Bát Nhất này cũng từng là đại đội trưởng, núp bóng kẻ khác thì làm sao khá được, huống hồ lại cầu cạnh đàn bà, vậy sau này chẳng phải việc gì cũng phải nhất nhất theo ý ả hay sao, làm người như thế còn có ý nghĩa gì cơ chứ, thế là tôi liền ngắt lời cô nàng luôn: " Ý tốt của cô tôi xin nghi nhận. Nhưng cô chỉ biết một mà không biết hai. Cái nghề Mô kim HIệu úy đúng là không hay ho gì lắm, song Mao chủ tịch đã dạy chúng ta rằng, sự vật nào cũng đều có hai mặt, việc tốt cũng có thể trở thành xấu, việc xấu cũng có thể biến thành tốt. đây gọi là chủ nghĩa duy vật biện chứng. Cô đã biết tôi là kẻ theo nghề đổ đấu, vậy có vài việc tôi cũng chẳng giấu cô làm gì. Tôi là người có nguyên tắc và lập trường, với những ngôi mộ cổ đã được đưa vào danh sách bảo tồn và được khai quật lên, tôi tuyệt đối không động đến. Còn những di tích hay ngôi mộ cổ chưa bị phát hiện nằm sâu trong chốn rừng sâu núi thẳm, bên trong vô số báu vật, thì chỉ có người biết bí thuật phong thủy mới tìm được, nếu như không đi đổ đấu những cái đấu này, có lẽ chúng sẽ mãi mãi ngủ sâu trong lòng đất, vĩnh viễn không có cơ hội được ra dưới ánh mặt trời nữa đâu. Ngoài ra môi trường tự nhiên biến đổi xâm thực cũng là một mối đe dọa lớn với những ngôi mộ không người hay biết này, tôi trông vậy mà đau đớn lòng... "

Shirley Dương thấy tôi nói năng hùng hồn, đành gượng gạo đáp: " Được rồi, tôi có ý tốt khuyên anh quay đầu là bờ, ngờ đâu anh lại còn lắm lý lẽ thế. Đàđào trộm mộ mà còn lý sự, e là trên thế giới này không có kẻ thứ hai giỏi ngụy biện như anh đâu. Anh có khí phách như vậy, xem ra tôi thực sự phải nhìn anh bằng con mắt khác rồi, những lời ban nãy coi như tôi chưa nói, khoản tiền này xem chừng anh cũng chẳng chịu nhận... "

Tôi cuống quýt đưa tay lên chặn cái túi giấy đựng tiền: " Khoan đã, khoản tiền này coi như cô cho tôi vay vậy... cứ tính lãi theo lãi xuất của ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đi"

Tối hôm đó, Tuyền béo ngồi đếm từng tờ tiền một dưới ánh đèn, đếm đi đếm lại, nhưng mãi vẫn chưa đếm xong, cũng chẳng thể trách cậu ta được, lần đầu nhìn thấy một đống tiền to như thế này tôi cũng thấy chóng cả mặt.

Cuối cùng Tuyền béo ngưng tay không đếm nữa, cậu ta châm một điếu thuốc rồi vừa hút vừa nói: " Cậu bảo tôi phải nói cậu thế nào bây giờ đây hả Hồ Bát Nhất, đúng là khôn ba năm dại một giờ, sao cậu lại có thể nói đây là tiền vay được cơ chứ? Thế đã đành, lại còn trả lãi cho ả người Mỹ đấy nữa, tôi nom chẳng bằng chúng ta chuồn thôi, lánh về miền Nam quê hương, để cô ả không bao giờ tìm được, tha hồ tức tối"

Tôi nói: " CẬu đúng là chẳng khá lên được, chút tiền mọn này thì thấm vào đâu, sắp tới tôi đưa cậu đi đào mấy món hàng ngon đổi bừa đối bãi, cũng đủ tiền trả cô ta rồi. Thứ chúng ta thiếu hiện giờ chính là chút vốn liếng này đây, có tiền rồi thì không phải lo cơm từng bữa, có kinh phí rồi mới có thể sắm sửa trang bị tốt. Từ giờ trở đi, hai chúng ta sẽ sửa sang lại quang gánh, chuẩn bị kỹ lưỡng, tôi nhất định phải đổ một cái đấu thật lớn"

Hai chúng tôi tính toán, những ngôi mộ cổ nằm sâu trong rừng thiêng nước độc không phải dễ tìm, lại không biết chắc khi nào mới tìm ra được, chỗ tiền này tuy nhiều đấy, song cũng e miệng ăn núi lở.

Tuyền béo là người tương đối thực tế, cậu ta cho rằng kiểu buôn bán của Răng Vàng cũng không tồi, buôn bán cổ vật đích thị là một ngành siêu lợi nhuận, đặc biệt là bán cho mấy tay ngoại quốc, có điều đám ngoại quốc hay tới Trung Quốc giờ cũng tinh ranh hơn nhiều, không dễ gì lừa nổi họ, nhưng chỉ cần có hàng xịn, thì cũng không lo họ không dốc túi ra mua.

Tuyền béo đề nghị: " Nhất này, cậu bảo bọn mình đầu từ mở lấy một cửa hàng thì sao nhỉ? Thu mua cổ vật minh khí đem trưng bán, làm ăn được có khi chẳng cần đi đổ đấu nữa, đổ đấu tuy kiếm tiền nhanh thật, nhưng mẹ cha nó, thật không dễ làm đâu"

Tôi gật đầu: " Ý kiến này không tồi đâu. Đầu óc thằng béo cậu cũng nhanh nhạy ra phết đấy. Giờ ta vốn liếng hòm hòm rồi, có thể bắt đầu từ kinh doanh nhỏ, nhân tiện học thêm một chút kiến thức giám định đồ cổ"

Thế là chúng tôi đi khắp nơi tìm địa điểm mở của hiệu, nhưng mãi ko tìm được,sau đó nghĩ lại thấy cũng chưa cần mở tiệm ngay, trước mắt cứ tìm ít hàng rồi bày sạp bán trong Phan Gia Viên cũng được.

Đặc điểm của PGV chính là hỗn tạp,hàng hóa Đông Tây kim cổ, to nhỏ thứ gì cũng có, nhưng các món minh khí thật quý giá thì ít khi gặp được,các món ấy thường được giao dịch ngầm, rất hiếm khi đem bày ngoài chợ.

Mới bắt đầu, chúng tôi nghe Răng Vàng mách nước, ra vùng ngoại ô, thu mua một ít đồ lặt vặt như chậu bát bình cổ thời tiền Thanh, tiền cổ, bình đựng thuốc hít, đồng hồ cũ hỏng... mang về bán trong chợ đồ cổ.

Có vẻ số tôi ko phải là số buôn bán, nhìn hàng ko chuẩn, lúc thu mua toàn coi những món đồ vô giá trị thành bảo bối, mua được mấy món đáng tiền một chút thì lại bán giá rẻ như hàng phổ thông, cứ như vậy chẳng kiếm được đồng nào, thậm chí còn phải bù lỗ ko ít.

Cũng may thu mua những thứ lặt vặt ấy ko tiêu tốn nhiều tiền lắm, lỗ một ít cũng chẳng đáng mấy, chủ yếu là để luyện mắt nhìn hàng, học thêm kiến thức.Lăn lộn một thời gian ở Phan Gia Viên, mới biết cái ngành này sâu rộng đén nhường nào, thậm chí còn phức tạp hơn cả phong thủy học, ko phải 1 sớm 1 chiều là có thể nắm bắt được.

Có một hôm, sắp tới trưa,khu chợ cổ có chút vắng vẻ,chẳng mấy người qua lại, tôi nói với Tuyền béo và Răng Vàng quay lại một chỗ đánh bài ván bài đang tới hòi quyết liệt, bỗng đằng trước có một người đi tới, cứ đứng trước sạp hàng cảu chúng tôi đi đi lại lại.Tuyền béo tưởng là khách đến xem hàng, bèn hỏi: "Thế nào ,quý bác muốn xem mặt hàng gì ạ?"

Người khách ấp úng: "Chẳng xem gì cả, anh mua đồ cổ ko?"

Tôi ngước mắt thăm dò, xem chừng người đàn ông này độ 36,37 gì đó, nước da đỏ tía, nhìn là đoàn ngay được người này thưởng xuyên phải làm viec nhà nông ngoài trời, gã ta ăn mặc quê mùa,tay sách một cái túi da cũ rích, giọng nói đặc âm điệu vùng cao nguyên hoang thổ.

tôi nghĩ bụng thằng cha này liệu có được đồ cổ gì, đoạn đánh mắt sang phía Răng Vàng.Răng Vàng là tay sành sỏi,mặc dù ngã nhà quê ,tướng mạo thô kệch quê mùa hết chỗ nói, nhưng hắn ko thể coi thường, liền nháy mắt với tôi ngầm bảo cứ giữ hắn lại, hỏi cho ra nhẽ rồi tính.

Tôi rút bao thuốc đưa cho gã nhà quê một điếu, châm lửa rồi mời gã ngồi xuống nói chuyện.

Gã nhà quê rõ ràng chưa va chạm nhiều, cũng ko khéo việc thù tiếp cho lắm,cứ khép nép ngồi trên chiếc ghế gấp tôi đưa, tay ôm khư khư cái túi da, ko nói một lời nào.

Tôi liếc mắt nhìn cái túi da nát, thầm nghĩ cha này chắc ko phỉa dân đổ đấu đấy chứ, trông như vừa làm việc gì trái vói lương tâm thì phải,hay trong túi kia có món gì đáng tiền lắm?tôi gắng sức làm ra vẻ từ tốn hỏi: "Này ông anh, nào , khách sáo làm gì, làm điếu thuốc đi, thuốc Vân Yên đấy.Xưng hô với ông anh thế nào nhỉ?"

gã nhà quê trả lời: "tên là Lý Xuân Lai"Có vẻ như ko quen ngồi ghế gấp, gã đẩy ghế ra ngồi xổm trên đất, nhìn điệu bộ hắn ngồi xổm trông thoải mái hơn nhiều, động tác hút thuốc cũng hoạt bát hẳn lên.

Răng Vàng và tuyền béo vẵn giả như đang chơi bài.Cái nghành này nó thế, lúc bàn chuyện ko được có nhiều người, thứ nhất đây là quy định chung, thứ nữa cũng là e người chủ sợ chạy mất, thường thì những người mang đồ cổ đi bán đều hơi lo lắng, sợ bị người khác theo dõi cướp mất.

tôi vừa hút điếu thuốc vừa cười hỏi: "Thì ra anh họ Lý, trông anh chắc nhiều tuổi hơn tôi, tôi cứ gọi anh một tiếng anh ho phải phép.Anh Xuân Lại này, anh vừa hỏi thằng em có thu mua đồ cổ ko, thế nào, ông anh có minh khí gì muốn ra hàng à?"

Lý Xuân Lai ko hiểu"minh khí gì?"

Tôi thấy hóa ra là một chú gà, bèn hỏi thẳng luôn :có phải có đồ cổ gì muốn bán ko?cho thằng em xem một chút được ko?'

LXL nhìn trước ngó sau, nói khẽ: "...iem có chiếc hài, các anh định trả bao nhiêu?"

tôi nghe đến đây thiếu điều tức hộc máu mồm, mỗi chiếc hài rách mà mày cũng đòi bán lấy tiền à, mẹ kiếp có các thêm tiềm cũng chẳng có thằng nào mua đâu.Nhưng rồi lại nghĩ ngay , nội tình có lẽ ko đơn giản như vậy, bèn hỏi: "hài gì?của ai vậy?'

LXL thấy tôi khá là mềm mỏng, cũng bạo dạn hơn một chút, he he kéo miệng túi ra bảo tôi hòm vào trong xem.Tôi rướn cổ nhìn vào,trong túi da nát của LXL có một chiếc hài thêu hoa gót sen 3 tấc của phụ nữ thời xưa.

ko để tô kịp nhìn kỹ gã đã vội bịt miệng túi lại,cứ làm như tôi nhìn lâu thêm chút nữa cái hài của gã sẽ bay mất ko bằng.

Tôi bảo: "Có đến nỗi phải thế ko hả, ông anh cứ bỏ ra đây để tôi trông cho rõ,tôi còn chưa kịp nhìn thấy cái gì mà, thế ông anh lấy chiếc hài này ở đâu ra?"

LXL nói: "Ông chủ ạ, ông muốn mua thì cứ ra một cái gia đi những việc khác khỏi phải bận tâm làm gì?"

Tôi nói: "Anh Xuân Lai này,anh phải cho tôi cầm lên xem đã chứ, ko xem hàng kỹ thì tôi ra giá thế nào đây?" rồi tôi hạ thấp giọng thì thầm: "hay anh ngại chỗ này lắm người nhiều mắt?thế tôi mời anh ra cái quán gần đây ăn mấy bánh chẻo nhân thịt dê nhé.Tôi vẫn thường ra đó bàn chuyện làm ăn, yên tĩnh lắm, đến lúc đó tôi xem nếu đúng là hàng tốt, chúng ta cũng dễ thỏa thuận giá cả,anh thấy thế có được ko?'

Vừa nghe đến bánh chẻo nhân thịt dê, LXL đã nuốt nước miếng đánh ực: "dạ được quá đi chứ ạ, chứ ngồi bêu ở đây chỉ tổ chết nắng, có chuyện gì qua đó ăn canh chua bánh chẻo xong ta bàn cũng chưa muộn, ông chủ nhỉ?"

Tôi đánh mắt ra hiệu với Tuyền béo và Răng vàng, rồi đưa LXL tới quán bánh chẻo ở phố bên cạnh.Quán bánh chẻo nhân thịt dê này khá nổi tiếng trong khu, vợ chông chủ quán đều là người làm ăn trung hậu, nhân bánh bao giờ cũng nhiều thịt.có cái phong vị rất riêng, giá cả phải chăng, mà quán xá cũng rất sạch sẽ gọn gàng.

Lúc này trời sắp giữa trưa, một lát thôi là đến giờ ăn, khách đến quán mỗi lúc một đông hơn.Tôi thường đen đây ăn cơm nên đã rất thân quen với hai vợ chồng chủ quán, chào hỏi một câu, rồi bà chủ dẫn thẳng chúng tôi vào gian nhà kho sau bếp, kê một chiếc bàn, đặt vài cái ghế với bát đũa, xong là ra ngoài bán hàng luôn.

Chỗ này là nơi tôi dùng để bàn chuyện làm ăn, trg kho ngoài những bao bột chất đống ra thì chẳng còn gì khác , mỗi lần đến ăn, tôi đều ko lấy tiền thừa coi như phí bao phòng luôn.

Tôi nói: " Anh Xuân lai này, anh thấy nơi này đã đủ yên tĩnh chưa,giờ anh đưa hài đây cho tôi xem môt chút được rồi nhỉ!"

Nhưng hồn phách Lý Xuân Lai đã bị mùi bánh chẻo bên ngoài bay vào hút mất, những lời tôi nói tựa như gió thoảng bên tai, gã ta cứ nhấp nhổm chỉ chực đánh chén.

Thấy vậy tôi cũng chẳng biết làm sao, đành gượng cười huýnh nhẹ cánh tay gã: "Đừng nóng, một lúc nữa bánh chẻo chín bà chủ tự khắc bê vào cho chúng ta.Chiếc hài của ông anh mà bán được giá cao thì ngày ngày ăn cả mẻ bánh chẻo nhân thịt dê cũng chẳng nhằm nhò gì""

CÁi huýnh nhẹ của tôi khiến Lý Xuân Lai như bừng tỉnh, nghe tôi nói xong gã vôị lắc đầu quầy quậy: "ko được ko được bán được tiền còn phải lấy vợ sinh con nữa chứ."

Tôi cười cười nói;"Thì ra ông anh chưa lấy vợ à?Thằng em đây cũng thế. Lấy vợ cần gì phải vội, đợi ông anh có tiền rồi thì có thể rước một cô vợ gái Mễ Chi ấy chứ.Chỗ ông anh chẳng phải có câu: trai Tuy Đức, gái Mễ Chi hay sao? Ông anh nói thử thằng em nghe xem gái Mễ Chi đẹp thế nào nào?"

Lý Xuân Lai có vẻ không còn e dè với tôi như lúc nãy nữa , nghe tôi hỏi, gã liền trả lời: "Ôi dào! Gái Mễ Chi ấy à,đẹp như bông hoa đỏ nở đầy trên ô của sổ vậy, nếu rước được cô vợ Mễ Chi về nhà, thì thế nào cũng được hết."

Trong khi chuyện trò, bà chủ quán bê lên một đĩa bánh chẻo nóng hổi, lại kèm thêm cả hai chai bia, Lý Xuân Lai chẳng còn tâm trạng chuyện trò gì nữa, cứ gắp hết miếng này đến miếng khác, không ngừng cho vào mồm như băng chuyền vậy.

Tôi trông cách gã ăn, chắc hai cân bánh chẻo này chẳng thấm vào đâu, liền vội kêu bà chủ quán làm thêm hai cân nữa, rồi rót thêm ít giấm vào chén nhỏ trước mặt Lý Xuân Lai, nói: "Anh Xuân Lai này, quanh đây không có quán nào bán món canh chua bánh chẻo chỗ các anh hay ăn, dùng tạm món này vậy nhé, có giấm đây, anh uống thêm chút bia nữa này!"

Mồm Lý Xuân Lai một lúc nhét liền mấy cái bánh chẻo, gã vẫn cắm cúi ăn, chẳng buồn đáp lại một tiếng, tôi đợi gã ăn uống hòm hòm, rồi mới bắt đầu hỏi chuyện chiếc hài thêu hoa.

Lý Xuân Lại lúc này đã rất tin tưởng tôi, liền lôi ngay chiếc hài trong túi ra đưa tôi xem.

Dạo này, tôi cũng hay tiếp xúc với đồ cổ minh khí, có thể coi như một tay sành sỏi nửa mùa rồi, tôi cầm chiếc hài lên quan sát, phần phía trước chiếc hài không đến một nắm tay, mũi thon thon như búp măng, gấm xanh làm nền, bên trên thêu một đóa hoa mẫu đơn bằng ba chỉ: đỏ, lam, vàng; gót hài bằng gỗ đàn hương, để rỗng ở giữa, bên trong có thể nhét hương liệu.

Vể bề ngoài và hoa văn thêu bên trên cho thấy đây là đồ thời Minh.Phụ nữ Thiểm Tây ít người bó chân, nếu có thì quá nửa cũng là những tiểu thư nhà quyền quý, cho nên kỹ thuật chế tác của chiếc hài này tương đối tinh xảo.

Giá có Răng Vàng ở đây, hắn chỉ cần đưa lên mũi ngửi một cái, là đã biết ngay lại lịch của chiếc hài này rồi, nhưng tôi thì không có bản lĩnh cao siêu như vậy, đoán bừa không chuẩn lắm.Nhìn màu sắc và kỹ thuật thêu may như vậy, cũng không giống loại đồ nhái. Hài thơm thêu hoa gót sen ba tấc hiện đang là mặt hàng nóng trên thị trường rất có giá trị sưu tập.

Tôi hỏi Lý Xuân Lai lấy chiếc hài này ở đâu ra, gã cũng không giấu giếm, thành thật kể rõ ngọn ngành câu chuyện.

Ở cái vùng quê gã, mười năm thì có đến chín năm hạn, năm nay lại còn hạn to, suốt mấy tháng trời không có lấy một hạt mưa,dân làng bị dồn vào bước đường cùng, liền nghĩ ra một số quái chiêu bàng môn tà đạo.

Để cầu mưa, dân làng đã giở các cách. Trong làng có lão thầy bói mù bảo rằng chuyện này là do thần Hạn bạt gây ra, phải đuổi Hạn bạt đi thì trời mới cho mưa xuống.

"Xua giặc hạn" hay dân gian còn gọi là "xua hạn bạt", là một tập tục thường thấy ở các vùng trung nguyên trước giải phóng, một vài tỉnh vùng sâu vùng xa như Hà Nam, Sơn Đông, Thiểm Tây cũng đều có tập tục nay.

Mọi người hỏi thần Hạn bạt ở đâu, thì lão mù bói mãi vẫn không ra được.Lúc bấy giờ có một thằng nhóc chăn dê kể, khi nó chăn dê ngang qua bãi tha ma đã bỏ hoang từ lâu ở phía Đông làng, trông thấy một đứa bé mình mẩy xanh lét, chậy vào cỗ quan tài vô chủ. Không ai biết cỗ quan tài ấy của nhà nào, vì rằng trong làng từ lâu không còn ai chôn người chết ở đó nữa, vả lại cũng không hiểu vì lý do gì mà cỗ quan tài nát ấy đến nay vẫn chưa được chon xuống đất.

Lão mù nghe xong, lập tức phán thần Hạt bạt chắc trốn trong quan tài đó, dân làng bàn bạc một hồi, chuẩn bị xắn tay bậy cỗ quan tài lên, xem xem rốt cuộc có thần Hạn bạt nào không.

Trưởng thôn nghe vậy không bằng lòng, bảo lão mù kia nói nhăng nói cuội.Lão mù tức khí, đánh cược với trưởng thôn, nếu như không tìm ra được thần Hạn bạt trong cỗ quan tài vô chủ kia, thì con trai lão sẽ chăn dê cho nhà trưởng thôn một năm.

Kết quả là dân trong làng tụ tập cả ở khu nghĩa địa hoang cuối thôn, mọi người bảo là làm luôn, hợp sức bật nắp quan tài lên.

Ván quan tài vừa mới bung ra, đã ngửi thấy một mùi hôi tanh sặc sụa, giống như mùi phả ra từ đống cá thối phơi lâu dưới ánh mặt trời, muốn khó ngửi thế nào thì khó ngửi thế ấy.

Vài gã to gan không sợ chết, bịt chặt mũi tiến lên trước, vừa nhìn vào bên trong liền giật bắn cả mình. Trong quan tài là xác một người phụ nữ, quần áo trang sức đều được bảo quản hoàn hảo, trông hệt như đồ mới, song nhìn phục sức ấy, tuyệt nhiên chẳng phải thứ thời nay, đây là một xác cổ.

Phục sức nguyên vẹn như mới, nhưng xác chết đã khô lại như đanh, da thịt quắt lại như vỏ cây.

Ngay trên đỉnh đầu xác chết , có một con quái vật nhỏ hình dạng giống loài khỉ, tòan thân mọc đầy lông xanh, mình dài hơn bảy tấc, con khỉ xanh này vẫn còn sống, đang quận tròn người nằm ngủ ngon lành.

Lão mù nghe dân làng tả lại sự tình, liền khăng khăng phán, con quái vật lông xanh này chính là Hạn bạt, nhất định phải giết nó ngay lập tức, sau đó dùng gioi quật liên tiếp, động tác phải thật mau le,không thì trời tối nó chạy mất tăm, có muốn bắt lại khó lắm.

Vài người làng lớn gan lôi con quái vật mọc đầy lông xanh ấy ra khỏi quan tài, lấy búa đập chết, sau đó lại lấy roi quật xác. Kỳ lại ở chỗ, con quái vật này không hề chảy máu, roi quật vào đâu thì chỗ đó lại bốc lên rất nhiều khói đen, sau cùng xác con quái vật bị quật nát, cũng không thấy khói đen bay ra nữa, lúc ấy mới chất củi đốt nó thành tro bụi.

Lúc này trời đã xẩm tối, dân làng hỏi lão mù xem phải xử trí xác người trong quan tài kia ra sao. Lão mù bảo, để lại sớm muộn ắt sinh họa lớn, chi bằng nhân lúc còn sớm đốt luôn cho nhẹ nợ, đồ đạc bên trong bất kể ai cũng không được động vào.

Lúc đầu dân làng có vẻ do dự, dẫu sao thì cái thây trong quan tài cũng không phải người thời nay, hơn nữa còn có cơ man vàng bạc châu báu như thế, đốt đi há chẳng phải tiếc lắm ư.

Dân làng đang phân vân, mây đen trên trời mỗi lúc một dày đặc, chốc chốc lại có tiếng sấm vọng tới, xem ra trời sắp đổ mưa to, dân làng mừng rơn nhún nhảy, lời của lão mù lúc nãy còn bán tín bán nghi, giờ thì đã coi lời thánh phán.

Lão mù đã nói phải đốt, vậy thì phải đốt cho sạch. Cuối cùng lão trưởng thôn quyết định để Lý Xuân Lai ở lại châm lửa đốt quan tài. Lý Xuân Lai vốn là gã cù lần, ngày thường trưởng thôn bảo gì thì làm đấy, lần này tuy sợ, nhưng cũng đành bặm môi đánh liều nán lại.

Để đốt được cỗ quan tài trước khi trời mưa xuống, gã vội vã chạy đi ôm về mấy bó củi khô, chất bừa xuống bên dưới quan tài, sau đó châm một mồi lủa, bốc cháy bừng bừng.

Lý Xuân Lai ngồi xổm bên cạnh nhìn chằm chằm. gã ta vốn là kể khố rách áo ôm, gần bốn mươi tuổi đầu mà chưa có tiền lấy vợ, bấy giờ nghĩ đến vàng bạc trong quan tài, không sao tránh khỏi động lòng, tiếc rằng ban nãy không dám lấy, giờ thì lửa đã bắt vào, có muốn lấy thì cũng chẳng kịp, mà đồ cháy đen cả rồi không biết còn bán được tiền hay không nữa.

Lý Xuân Lai đang ngậm ngùi tiếc rẻ, bỗng thấy ánh chớp lóe sáng, bầu không liên tiếp dội xuống ba bốn tiêng sấm rền, mưa đổ sập xuống như trút, tức thời dập tắt ngọn lủa đang chấy rừng rực.

Cả người Lý Xuân Lai đều bị nước mưa lạnh buốt thấm ướt sũng, gã nhìn chăm chăm vào cỗ quan tài đã bị cháy sém một nửa, trong lòng thấp thỏm, đây đúng là cơ hội trời cho, lửa vẫn chưa làm hỏng hết những thứ bên trong, muốn thó lấy vài thứ thì phải tranh thủ nhân lúc này thôi.

Dân làng đã kéo về hết, khó khăn lắm trời mới mưa to một trận, mọi người phải chuẩn bị rất nhiều việc, giờ ở cái chốn đồn không mông quạnh này, chỉ còn lại một mình Lý Xuân Lai gã mà thôi, nghĩ đến cái xác đàn bà cổ quái trong quan, quả là cũng tháy sởn cả gai ốc.

Nhưng ròi lại nghĩ đến chuyện lấy vàng bạc châu báu đổi lấy tiền là cưới được một cô vợ thắt đáy lưng ong,gã nhà nghèo Lý Xuân Lai không đắn đo thêm nữa, hai tay vung quốc lên bổ vỡ nắp quan tài. Cỗ quan tài vốn đã bị chấy quá nửa, giờ bật nắp lên chẳng mấy khó khăn, được máy nhát, ván quan tài đã choãi ra một bên.

Lúc nãy khi dân làng khai quan, Lý Xuân Lai chỉ đứng nép trong đám đông thò mắt nhìn vài lượt,không dám nhìn kỹ, giờ để gỡ lấy vài món đồ trang sức đáng tiền trên mình cỗ thây, gã không thể không đánh liều bước lên quan sát.

Mùi hôi thối trong quan tai vốn đã tản đi gần hết, nhưng bị đốt nủa chừng, lại thêm nước mưa ngấm vào, các loại mùi xác thối, mùi ẩm mốc, mùi lửa khét quện lại với nhau, tạo thành một mùi quái dị khó ngửi vô cùng, dù trời mưa tầm tã, cũng chẳng thể át đi được cái mùi quái đăn này.

Lý Xuân Lai bị hun đến nỗi đầu đau như búa bổ. gã bịt mũi gắng gượng chịu đựng, rồi nhòm vào trong cỗ quan tài cháy sém kia, không nhìn còn đỡ, chứ đã nhìn rồi thì không thể nhín nịn nổi, Lý Xuân Lai tức khắc tháo miệng nôn ra ồng ộc.

Mưa rơi mỗi lúc một nặng hạt, sắc trời dã tối hẳn, còn không hành động ngay thì e sẽ muộn mất, Lý Xuân Lai đưa tay quệt những thứ tanh dơ trên mép, mắt không rời chiếc xuyến vàng trên cổ tay xác chết, đang định thò tay gỡ ra, thì đột nhiên có người vỗ vào lưng một cái.

Cú vỗ khiến Lý Xuân Lai giật thót người, thiếu điều són đái ra quần, tưởng rằng sấm chớp giật chớp lòe làm cho xác chết trong các mộ cạnh đó biến thành quỷ nhập tràng. Trong vùng vẫn thường có nhiều lời đồn đại về cương thi, chẳng ngờ chuyến này lại gặp phải thật.

Lý Xuân Lai ngoái đầu nhìn lại, không phải cương thi, mà là tay hàng xóm Mã Thuận trong làng. Mã Thuận nổi tiếng khắp thôn với biệt danh là Mã Lớn Mật, người cao lớn vạm vỡ, dáng to khỏe lại thêm cái tính nóng nay, đã đánh thì chẳng kiêng dè gì hết, cho nên ngày thường dân làng chẳng ai dám gây sự với hắn.

Mã Lớn Mật lúc chiều liếc thấy trên mình thây ma có mấy món trang sức, sinh lòng tham, muốn chiếm làm của riêng, nhưng khi đó người đông không tiện ra tay,lại thấy trưởng thôn lệnh cho Lý Xuân Lai đốt quan tài đi, cũng đành từ bỏ ý định.Đặt chân về đến nhà chưa được mấy chốc thì trời đã đổ mưa to, Mã Lớn Mật thấy thế, thầm nghĩ ông trời quả có ý giúp mình đây, không chừng giờ này quan tai vẫn chưa cháy hết, bèn nhân lúc không ai để ý chạy ngược về phia nghĩa địa.

Mã Thuận không muốn nói nhiều lời với gã lý Xuân Lai cù lần, thản nhiên tước hết từng món đồ trang sức trên xác chết, nhét cả vào một cái túi nhỏ, xong xuôi huýt sáo toan bỏ đi, chợt thấy Lý Xuân Lai ngồi thu lu một đống nhìn hắn chăm chăm.

Mã Lớn Mật buông vài lời dọa nạt, dặn Lý Xuân Lai không được tiết lộ chuyện này với ai, bằng không sẽ quẳng gã đó xuống vực cho sói ăn. Sau đó hắn lần mò trong túi đồ, lấy ra một chiếc hài ban nãy giật ở chân xác chết, vứt cho Lý Xuân Lai coi như phí bịt miệng.

Lý Xuân Lai cầm chiếc hài nhỏ trong tay, trong lòng bực bội thế nào thì không cần phải nói cũng biết, nhưng gã lại không dám chọc giận họ Mã, đành phải nuốt cơn túc lại mà nín tiếng chấp nhận.Bấy giờ cỗ quan tài đã bị nước mưa thám ướt, có muốn đốt cũng không đốt được, hai người liền hợp sức, đào lấy một cái hố cạnh đó rồi chôn xuống.

Về đến làng, Lý Xuân Lai báo với trưởng thôn và lão mù, rằng đã theo lời dặn của họ, thiêu rụi cả cỗ quan tài lẫn cái xác bên trong. Lão mù gật gù, hài lòng nói: " Vậy thì tốt rồi, trước đây ta nghe sư phụ kể về chuyện đánh Hạn bạt, thường thây ma mới chôn xuống, nếu vị trí chon cất không khéo,xác chết sẽ thành cương thi, cương thi lại rất dễ hóa ra Hạn bạt, nạn hạn hán đều do lũ Hạn bạt gây ra. Kẻ mù này tuy không nhìn được, nhưng lòng lại rất sáng, vừa nghe các ông nhắc đến quan tài với cái xác bên trong,là biết ngay không phải chuyện thường rồi. Dễ chừng người đàn bà kia lúc chết đang mang thai, chôn xuống rồi mới sinh con ra, vậy là đứa trẻ bị chôn sống, sống thế nào được, tự nhiên nó phải chết theo mẹ thôi. Trẻ con mà biến thành Hạn bạt lại càng ghê gớm, cả hai mẹ con đều biến thành cương thi, gọi là mẫu tử hung,cực kỳ lợi hại, giờ đã đốt ra tro, chúng không thể hại người được nữa rôi."

Càng nghe Lý Xuân Lai càng thấy bứt rứt, nhưng lại sợ nếu nói ra sự thật sẽ bị trưởng thôn trách phạt, đàng ậm ừ vài câu cho ra chuyện, rồi về nhà đi ngủ.

Đêm đến nằm trên giường đất, Lý Xuân Lai trằn trọc mãi không ngủ được, hễ nhắm mắt lại mơ thấy cái thây đàn bà cùng đứa con đến bóp cổ mình, hãi đến toát mồ hôi lạnh.

Mưa rơi tầm tã suốt đêm, đến khi trời tờ mờ sáng, chợt nghe bên ngoài nháo nhác, Lý Xuân Lai vôi khoác vội chiếc áo chạy ra xem.

Thì ra nhà Mã Lớn Mật bị sét đánh trúng, cả vợ hắn và hai đứa con, một nhà bốn người đều mất mạng.

Lý xuân Lai biết chuyện chẳng lành, nhưng lại chẳng biết xử trí ra sao, gã vốn là kẻ nhát gan, càng nghĩ lại càng hoảng sợ, sống lưng lạnh toát, không thể kìm được hơn nữa, gã vái đái ra quần từ lúc nào không hay.

Dân làng tìm được trong nhà Mã Thuận các thứ châu báu của xác chết cổ kia, trưởng thôn thấy thế liền bức hỏi Lý Xuân Lai, gã đành khai hết sự tình.

Trưởng thôn khẽ mắng Lý Xuân Lai mấy câu,dặn gã phải dữ mồm dữ miệng, việc vừa rồi sống để bụng chết mang theo, cấm không được lộ ra ngoài. Chớ nhìn Lý Xuân Lai ngày thường khù khờ mà lầm tưởng, thực tình gã cũng là kẻ khá tính toàn, chuyện mình có dược chiếc hài hắn giấu nhẹm đi không cho ai biết, Mã Lớn Mật cũng chết rồi, cứ đổ hết tội lên đầu hắn., khai hắn cưỡng ép mình làm vậy. Ngày thường gã cù lần cù lỳ, nên dân làng cũng tin lời, không truy cứu thêm nữa, dầu sao cái chết của bốn người nhà họ Mã cũng do Mã Thuận tham lam tự chuốc lấy.

Lý Xuân Lai không dám mang chiếc hài thêu hoa ấy cho ai xem, mặc dù gã không được học hành nhưng cũng biết chiếc hài là của triều đại trước, tiền lấy vợ của gã toàn bộ đều phải trông mong vào thứ này cả. Vùng Thiểm Tây trộm mộ dấy thành phong trào, buôn bán đồ cổ rất tấp nập, trong làng thường xuyên có những người từ nơi khác đến thu mua đồ cũ,Lý Xuân Lai nhát gan, lại sợ dân làng phát giác, nên từ bấy vẫn không mang ra bán.

Cho đến một hôm, một người họ hàng xa của Lý Xuân lai ở huyện bên cạnh lên Bắc Kinh làm cửu vạn, gã nói ngon nói ngọt một hồi, rồi bám càng theo lên Bắc Kinh, nghe ngóng được khu Phan Gia Viễn có thu mua đồ cổ, liền hỏi đường tìm đến. Kể ra cũng là có duyên, người mà gã mở miệng hỏi đầu tiên lại là tôi.

Lý Xuân Lai nom bề ngoài thật thà nhu nhược, nhưng bên trong lại ẩn chứa sự tinh ranh rất khó phát giác, gã uống khá nhiều bia, đến khi mặt đỏ tía tai, mới mượn hơi men, hé ra lai lịch chiếc hài,có đoạn chỉ nói lướt qua, giọng điệu ậm ừ, có chỗ nói không rõ nghĩa, tôi nghe chỉ hiểu được tám chín phần.

Tôi nói với Lý Xuân Lai: "Lai lịch chiếc hài của anh cũng lắm éo le thật, ban nãy tôi xem qua, thấy loại hài thơm thêu hoa đế gỗ dán này cũng không tồi, phải nói là hài thêu từ mấy trăm năm trước,mà bảo quản được tốt thế nay, quả là hiếm gặp.dạo trước thằng em cũng có sang tay mấy đôi, nhưng lớp mặt vải đều khô như vỏ cây cả, tuy nhiên... "

Lý Xuân Lai sợ tôi nói chiếc hài của gã không đáng giá, tỏ ra hết sức căng thẳng vội nói: "Thôi ông chủ ơi, rốt cuộc thì cái này bán được mấy tiền thế?"

Tôi ra vẻ hết cách, chẹp chẹp miệng nói: "Anh Xuân lai ạ, chiếc hài giá như có cả đôi, thì cũng đáng giá lắm, ngặt nỗi có mỗi một chiếc.."

Xét tình hình thị trường hiện giờ, loại hài thêu gót sen ba tấc thời Minh và đầu thời Thanh này là một món đồ cổ rất tuyệt dành cho những người yêu thích văn hóa dân gian cũng như những nhà sưu tập đồ cổ, hơn nữa, mặc dù trên thị trường có không ít hài thêu hoa vẫn còn giữ được nguyên vẹn, nhưng hầu hết đều là đồ cuối Thanh, đầu Dân quốc cả.

Tôi hỏi Lý Xuân Lai xem gã có kiếm được chiếc nữa về không, một chiếc trông hơi trơ trọi. Nghề chơi đồ cổ này trọng sự toàn vẹn, món đồ càng hoàn chỉnh thành bộ lại càng đáng tiền, nhiều khi một hai cái chẳng đáng nghé mắt nhìn, nhưng nếu gom đủ cả bộ giá trị có thể nên gấp mấy lần.

Sắc mặt Lý Xuân Lai lộ vẻ khó xử, chiếc còn lại từ lâu đã chẳng biết lưu lạc phương nào, mà chỉ riêng chiếc này thôi gã cũng phải giấu giếm mãi mới mang lên được Bắc kinh.

Tôi nói: " Thế này đi, thằng em ấy à, chẳng giấu gì anh,thằng em vốn có cảm tình đặc biệt với anh em nông dân, năm xưa cha tôi cũng đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng nông dân TQ mà kiên quyết thôi học để đi theo cách mạng, người gắn bó cả đời mình với cách mạng,à mà thôi, đừng nhắc dến ông ấy nữa, ý thằng em là ngay cả cách mạng trung Quốc còn đi theo con đường nông thôn vậy thành thị mới dành chiến thắng, cho nên thằng em đây có thể vỗ ngực nói rằng thằng em quyết không vì anh ở nông thôn mà gạt anh đâu.Chiếc hài này mang ra chợ bàn chắc cũng được sáu bảy trăm, bán cao hơn nữa cũng khó, nếu ông anh đông ý thì thằng em mua sáu trăm rệ, coi như ta kết bạn, sau này ông anh có món nào hay, cứ trực tiếp mang đến chỗ thằng em được không?"

Lý Xuân Lai trố mắt kinh ngạc: "anh bẩu sao?sáu trăm? Iem không nghe nhầm đáy chứ?"

Tôi nói: "Sao?Chê ít à?Vậy trả thêm anh năm chục nữa nhớ?"

Lý Xuân Lai liến thoắng xua tay: "Không không, không ít, lúc đầu iem cứ tưởng cung lắm là được ba trăm, ai ngờ.."

Lúc ấy tôi trả ngay cho gã sáu trăm rưỡi, Lý Xuân Lai đếm đi đếm lại hơn chục lần, rồi mới cẩn thận cất kỹ vào trong người, tôi dặn gã phải cẩn thận, uống nhiều bia rượu như vầy, chớ có lơ đãng để rồi đánh mất tiền.

Sau đó tôi và Lý Xuân Lai ngồi buôn chuyện ở quê gã, Lý Xuân Lai quê ở Cam Nguyên Câu ven sông Hoàng Hà thuộc tỉnh Thiểm Tây, là huyện nghèo nhất trong vùng ấy, gần đáy có huyện Long Tường, núi non trùng điệp, nghe kể ngày xưa nơi đây là vùng quốc tang,mộ cổ nhiều không đếm xuể.

Cổ mộ ở huyện Long Tường nhiều đến mức độ nào chứ,cứ hình dung trên mảnh đất độ một mẫu có tới sáu bảy ngôi mộ, mà đấy chỉ là những ngôi lộ thiên, nằm sâu phía dưới còn nhiều nữa.

Đồ gốm thời Đương tìm thấy trong những ngôi mộ này có thể lên đến cả vạn tệ một chiếc, nông dân trong vùng rất nhiều nhà có vài món như vậy, họ đều nhờ những đồ khai quật ngoài đồng ruộng mà phất lên cả. Từ thời Dân quốc, đã có nhiêu kẻ buôn bán đồ vật đến đây thu mua, thành ra đến giờ chẳng còn mấy thứ ra hồn.

Nghe kể, ở mạn phía Nam dãy Tần Lĩnh còn có nhiều mộ lớn hơn, chỉ có điều không dễ tìm chút nào, ngôi nào dễ tìm thì đều bị bật săng quăng nắp hết cả rôi, nỏi tiếng nhất là ngôi mộ thời Hán, chỉ tính riêng hốc do dân trộm mộ đào lên cũng phải hơn hai trăm tám mươi cái, dư cả hốc mới lẫn hốc cũ.

Ở vùng này tuồn ra nhiều món cổ vật giá trị liên thành, nhưng cụ thể là gì, thì Lý Xuân Lai không rõ, những chuyện này gã ta cũng chỉ nghe hóng từ người khác mà thôi.

Sắc trời lúc này không còn sớm sủa gì,men bia rong người Lý Xuân lai cũng đã gần hết, gã liền đứng dậy xin phép, trước khi đi còn khẩn thiết mời tôi khi nào có cơ hội nhất định phải đến nhà gã dùng cơm, tôi cũng phải xã giao mãi, mới tiễn được gã ra về.

Quay lại chợ đồ cổ,Tuyền béo và Răng Vàng đã không còn kiên nhẫn được hơn, vừa nhìn thấy tôi, liền liếng thoắng hỏi han xem thu hoạch được gì.

Tôi lôi chiếc hài thêu hoa ra đưa cho hai người xem, Tuyền béo lớn giọng chửi luôn: "Thằng tổ này ôm đầu chó mà cứ như ôm vàng ấy, nhúng nhắng cả ngày mà chỉ có mỗi chiếc giày này thôi á?"

Răng Vàng hỏi tôi: "Ấy! Chiếc hài này tinh xảo ra phết, anh trả bao nhiêu thế?"

Tôi nói giá tiền xong Răng Vàng khen nức nở: "Anh Nhất dạo này tiến bộ ghê, chiếc hài thêu hoa này bán giá hai nghìn tuyệt đối không vấn đề gì."

Tôi lấy làm hối hận: "Nói sao nhỉ, biết trước bán được giá như vậy, lúc nãy tôi đã trả cho ông anh kia thêm một chút rồi, cứ tưởng chỉ bán đựơc sáu bảy trăm tệ là cùng, xem ra vẫn còn phải học hỏi nhiều?"

Răng Vàng nói: "Hôm nay thứ hai, thứ hai đầu tuần thưa khách ba chúng ta đừng ngồi đây mãi, lâu rồi chưa đi ăn lẩu dê, hai ông anh thấy sao, dọn hàng đi Đông tứ thôi chứ!"

Tuyền béo tán thành: "Đúng là các bộ óc vĩ đại hay nghĩ giống nhau, mấy ngày nay tôi cũng đang thèm cái món này, mà anh bảo sao cái thứ ấy ăn mãi không chán thế nhỉ?"

Vẫn là cái quán quen ở Đông Tứ, mới bốn giờ chiều trong quán không một bóng khách ăn, ba bọn tôi chọn một bàn ngồi ở góc sát tường cạnh cửa sổ.mấy em chạy bàn vội đặt nồi nẩu, châm bếp ,đặt đồ ăn,rồi lui về quầy túm năm tụm ba ngồi buôn chuyện.

Tôi rút thuốc mời Răng VÁng và Tuyền béo đoạn hỏi: "Bác này bác thử nói xem chiếc hài này đáng giá chỗ nào?"

Răng Vàng cầm chiếc hài thêu lên nói: "thứ này không phải của hạng bình dân đâu, ông anh có nhìn ra không, đây là hoa mẫu đơn.Từ thời Đường trở lại người ta coi hoa mẫu đơn là biểu tượng của giàu sang phú quý.Dân thường tuy cũng có người thêu mẫu đơn lên giày dép nhưng chắc chắn không thể viền kim tuyến như thế này được.Ngoài ra , ông anh xem xem , phần nhụy hoa này còn đính thêm 6 hạt châu nhỏ, dù không quý lắm nhưng giá trị nghệ thuật tổng thể được tăng lên rất nhiều. Quan trọng nhất là chủ nhân của chiếc hài, ông anh kia là người đến từ Thiểm tay, mà Thiểm Tây vốn là vùng chân quê mộc mạc, từ xưa người dân đã không ưa tục bó chân rồi, tôi nghĩ chủ nhân của chiếc hài này, rất có thể là gia quyến của một quan viên ở tỉnh khác được điều đến, hoặc tiểu thư con nhà quyền quý được gả tới, tóm lại không phải danh gia cũng là vọng tộc.Vì thế chiếc hài này cũng có giá trị sưu tập,ở ngoài chợ tôi nói hai nghìn, là vì không dám phô trương đó thôi,chứ tôi trông chí ít cũng phải sáu nghìn, nếu có cả đôi, giá phải gấp 4,5 lần thế nữa"

Tôi và Tuyền béo đều phải le le lưỡi ra,thật không ngờ chiếc hài bé tí kia lại có thể bán với giá cao như vậy,tôi định bụng sau này nhất định phải đi Thiểm Tây một chuyến, bù thêm cho tay Lý Xuân Lai ít tiền, bằng không thiệt thòi cho gã quá.

Vừa ăn vừa tán dốc, bất giác chủ đề quay sang mộ cổ ở Thiểm Tây.

Răng Vàng nói: "Tuy tôi chưa dến Thiểm Tây bao giờ, nhưng cũng có nghe anh em trong nghề đi thu mua đồ cũ ở đó kể chuyện,tám trăm dặm đất Tần Xuyên là chốn địa linh nhân kiệt, dải Tam Tần nước sâu đất dày,hàng ngon chôn dưới đất nhiều không kể xiết. Chỉ riêng một huyện Long Tường, cũng đã có đén không dưới chục vạn ngôi mộ cổ, có những nơi mộ này chồng lên mộ khác, tạo thành mấy tầng văn hóa khác nhau, tương truyền vùng núi Đại ba trong dãy Tần Lĩnh cũng có không ít mộ cổ lớn. Tôi vẫn thường nghĩ nếu có cơ hội nhất định sẽ đi 1 chuyến,thu thập ít đồ tốt, mà dù không được gì, coi như đi mở mang tầm mắt cũng được, nhưng sức khỏe không tốt, nên mãi đến giờ vẫn chưa có cơ hội đi."

Tôi nói: "Tôi vừa nãy cũng nghĩ đến chuyện khi nào rảnh rỗi thì đi 1 chuyến, chi bằng 3 chúng ta cùng đi chơi 1 chuyến, nhân tiện thu mua thêm chút hàng,ông anh đi cùng hai chúng tôi đi,trên đường cũng tiện coi sóc lẫn nhau"

Cả ba ý hợp tâm đầu, liền bàn bạc ngay giờ xuất phát.tôi đã nghe nói dãy tần Lĩnh có nhiều long mạch từ lâu,muốn đi khảo sát thực địa một chuyến, tốt nhất là tìm một cái đấu lớn, trả cho song khoản vay nặng lãi của cô ả người Mỹ, những ngày tháng mang nợ thật chẳng dễ sống chút nào.

Răng Vvàng nói: "đồ ở đó đào lên đều phải giao dich qua cửa trong, đã thành một trình tự nhất định rồi, người ngoài khó chen chân vào lắm.Chúng ta muốn thu mua được đồ có giá,e phải đến những nơi hẻo lánh, không có thì đành chịu, nếu có thì nhất định kiếm được một mẻ lớn."

Tuyền béo chợt nhớ ra chuyện, liền hỏi: "Liệu có nên mang theo móng lừa đen không nhỉ?Nghe nói vùng đó lắm cương thi nhất đấy."

Tôi đáp: "Chúng ta chủ yếu đi chơi, tiện thì thu thập một ít đồ về, không lo gặp bánh tông bự đâu."

Gã răng vàng chợt hỏi: "anh Nhất này, anh là bậc thầy xem phong thủy, anh thử nói xem người ta vẫn nhắc vùng ấy có lắm hắc hung bạch hung, phong thủy học thì lý giải thế nào nhỉ?"

Tôi nói: "Hung có thể coi là chỉ cương thi, hắc và bạch chỉ là hình thức thi biến khác nhau .chúng ta đã nhắc chuyện này thì tôi xin giải thích theo góc độ phong thủy vậy"

...............................................................
bạn đang đọc truyện tại
http://cuongno1.jw.lt
chúc các bạn vui vẻ
....................................................................
Chương 2: VƯỢT SÔNG

Bàn chuyện cương thi thì nguồn cơn cũng khá dài dòng, người làm nghề đỏ đấu gọi cương thi là bánh tông bự, cũng không phải tùy tiện mà đặt cái tên như vậy.

Người ta vẫn nói, con người chết đi có nhập thổ vi an, phàm mà nhập thổ không yên, ắt hóa thành cương thi.

Một huyệt mộ có phong thủy tốt, không chỉ khiến người chết được an nghỉ,mà còn tích phúc cho con cháu đời sau,khiến gia tộc hưng vượng, ăn nên làm gia, mọi bề yên ổn.

Nhưng cũng có những vùng không thích hợp cho việc mai táng, chôn cất ở đấy, người chết không yên, mà còn để họa cho người thân cận."Nhập thổ bất an" có thể phân làm hai trường hợp.

Thứ nhất là táng ở những chốn rừng thiêng nước độc, hình thế hỗn loạn, những nơi như vậy cực kỳ không thích hợp để chôn người, bởi một khi an áng tổ tiên ở đó trong nhà ắt loạn, nhẹ thì vợ con dâm tà, cháy nhà sập kho, nặng thì bệnh tật tù tội, con cháu chết tiệt.

Loại thứ hai không đến mức hại đến con cháu trong nhà, mà chỉ khiến cho người chết không yên, thi thể trải qua trăm ngàn năm không mục rữa, hóa thành cương thi gây họa vô cùng, đương nhiên chuyện này không phải do kỹ thuật chống phân hủy mà liên quan đến vị trí và môi trường xung quanh mộ huyệt.

Trong phong thủy học, quan trọng nhất là"hình" và "thế", "hình" là chỉ hình đất hình núi nơi đặt huyệt mộ, "thế" là chỉ trạng thái mà hình đất hình núi ấy thể hiện ra.

"Hình" và "thế" mà xung khắc, địa mạch không thông, sẽ sinh ra hiện tượng trái quy luật tự nhiên, xác chết chôn dưới đất không phân hủy mà hóa cứng chính là hiện tượng điển hình nhất.

Tuyền béo cười nói: "Thú vị ra phểt nhỉ, hình như cũng có lý luận thật hẳn hoi, ra dáng ra trò"

Không coi đây là chuyện cười như Tuyền béo, Răng Vàng có vẻ rất hứng thú với việc này, hắn hỏi thêm vài chi tiết nưa rồi thở dài cảm thán: " những nơi phong thủy tốt chẳng dễ tìm chút nào, mà hễ có nơi nào hội tụ được các yếu tố hình thể khí chất tốt đẹp, thì người ta đều chiếm hết cả rồi,Trung Quốc có năm nghìn năm văn hiến, biết bao triều đại, cứ đem cả đống vua chúa gom lại, chừng cũng được một đại đội tăng cường rồi,cộng thêm hoàng thân quốc thích có bao nhêu long mạch đi nữa cũng chẳng đủ chỗ mà chon."

Tôi giải thích với Răng Vàng, long mạch ở Trung Quốc này nhiều vô số kể, nhưng loại long mạch có thể táng người chết thì không nhiều, trong bí quyết tìm long mạch tầm long quyết có câu: Đại đạo long hành tư hữu chân, phiêu hốt ẩn hiện thị long chân.Rồng sinh chín con, mỗi con mỗi vẻ, tính nết, diện mạo tài năng, chẳng con nào giống con nào. Long mạch cũng giống như vậy, nhưng khác vói chuyện rồng sinh chín con, long mạch còn phức tạp hơn nhiều.

Núi Côn Luân có thể coi là căn nguyên của long mạch trong thiên hạ, mọi sơn mạch đều có thể xem như hệ nhánh của dãy Côn Luân.Các phân mạch tách ra từ đấy, đều có thể coi là một long mạch độc lập.Địa mạch nhấp nhô tức là "long", long chỉ hình của núi non, thiên hạ bao la,. Đại mạch hình rỗng nhiều vô số, song dựa vào sự khác biệt giữa "hình" và "thế", mà phân chia nhiều loại long mạch, có loại hung loại cát, có loại dữ loại lành, mỗi loại mỗi khác.

Dựa theo "hình" thì đều là long mạch song nếu phân tích theo thế thì có thể chia làm các thế trầm long, tiềm long, phi long, đằng long, tường long,quần long, hồi long, ẩn long,vv... (rồng chìm,rồng lặn, rồng bay, rồng lượn, rồng may mắn, rồng tụ, rồng quay đầu, rồng nằm, rồng ra biểm lớn, rồng quay về, rồng chết , rồng ẩn mình... )

Chỉ có mạch đầu rồng đại cát, hình tựa cái đỉnh lõm, thế như song thần ập tới, mói có thể táng được bậc vương giả,thứ mạch thấp hơn 1 bậc, có thể an táng tôn thất chư hầu, còn lại tuy vẫn thuộc về long mạch song lại không thích hợp để an tang hoang thân quý tộc, còn có vài mạch thuộc loại hung long thì ngay đến chôn cất dân thường cũng không hợp.

Răng Vàng lại hỏi: " Quả là ảo diệu vô cùng, anh Nhất, Anh nói xem, long mạch này có tác dụng thật không nhỉ? Thử nghĩ Tần Thủy Hoàng mà xem, một bậc đế vương thiên cổ, Tần lăng của ông ta chắc chắn phải ở nơi có phong thủy cực tốt, có sao chỉ truyền đến Tần Nhị Thế là đã thay đổi triều đại rồi?"

Tôi đáp: "HÌnh thế của long mạch chỉ là một mặt vấn đề, nếu xét ở góc độ tự nhiên ,thì rất có lý,song tôi thấy áp dụng vào xã hội loài người thì không hợp lắm.Dòng chảy lịch sử không phải điều phong thủy định đoạt được, nếu miễn cưỡng dung nguyên lý trong phong thủy mà nói, cũng giải thích được,dân gian chẳng phải có câu, phong thủy luân phiên đó sao?Sông núi đại ngàn đều là sản phẩm của tự nhiên sinh ra bởi tự nhiên,thuận theo tự nhiên.Xây dựng lăng tẩm với quy mô lớn, nhất thiết phải huy động một lức lượng lớn nhân công, xẻ núi quật đồi không thể không coi là chuyện lớn nhất con người thời ấy có thể làm rồi. Song sự biến đổi của tự nhiên, thì nhân lực không thể thay đổi được, như động đất lũ lụt, sông đổi dòng chảy,hay như nở núi sạt đất... những hiên tượng này đều tác động mạnh mẽ đến hình và thế,thậm chí làm đảo lộn cục diện ban đầu.hồi ấy là vùng thượng cát, nhưng sau đó thế nào thì chẳng ai biết được, có thể qua vài năm, chỉ cần một cơn địa chấn, hình thể chuyển đổi, từ huyệt lành lại hóa thành huyệt dữ. Đó là tạo hóa trêu ngươi, không phải chuyện con người có thể thao túng được."

Ba chúng tôi vừa ăn vừa uống, nói dông nói dài hết mấy tiếng đồng hồ lúc nào chẳng hay, thực khách đến ăn mỗi lúc một đông, những người đến đây ăn lẩu dê đều khoái cái không khí quán xá náo nhiệt, ăn không khí là chính, khách đến đông một chút là quấn hơi ầm ĩ.

Chúng tôi cũng ăn gần xong rồi, bèn quyết định tạm thời không buôn bán gì ở khu chợ đồ cổ nữa, dành hai ngày thu xếp rồi cùng đi Thiểm Tây thu mua đồ cổ một chuyến.

Lần này mặc dù là đến huyện thành thôn trấn ở vung sâu vùng xa, song suy cho cùng cũng không phải chốn thâm sơn cùng cốc, hơn nữa chúng tôi còn dự định vòng đường đi chơi Sơn Tây nữa, nên cũng không phải chuẩn bị nhiều cố gắng mang đồ đạc gọn nhẹ.Ba người ngồi tàu hỏa đi một mạch tới Thái Nguyên.

Ở Thái Nguyên thăm thú được dăm ba hôm, tôi tính nghé qua quê của Lý Xuân Lai trước, nhưng nghe ngóng được một số thông tin báo năm nay mưa lớn, nước sống Hoàng Hà dâng cao, gây nạn lụt, mạn Trang Lăng ở bờ tây bị lũ xối ra không biết bao nhiêu là mộ cổ.Chúng tôi bàn bạc lại ,rồi quyết định thay đổi kế hoạch, tới bờ Tây sông Hoàng Hà trước đã.

Vậy là chúng tôi bắt xe khách đường dài, dặn bác tài là muốn sang sông đến huyện Cổ Lam, ai ngờ đi xe giữa đường gặp sự cố, nhỡ mất bốn năm tiếng, đi thêm một đoạn nữa thì tài xế cho xe dừng lại tại 1 chỗ ven sông rồi bảo chúng tôi: "Muốn đến Cổ Lam thì phải qua sông đã, chỗ này cách bến đò phía trước còn khá xa, giờ trời sắp tối rồi ra đến bến sông chắc cũng không còn thuyền đâu.Năm nay nước lớn khúc sông ở đây lại hẹp, trước vốn dĩ cũng là một bến đò nhỏ,các anh muốn qua sông thì có thể thử vận may, xem còn thuyền đậu hay không, nếu may mắn ba anh có thể sang sông trước khi trời tối đấy"

Tôi nghĩ vậy cũng hay, dù sao đỡ mất công đến bến đò phía trước trời tối không qua sông được, lại nhỡ thêm một ngày, tôi bèn cung Tuyền bếo và Răng Vàng xuống khỏi xe khách ra bờ sông ngồi chờ thuyền.

Xe đi rồi ba chúng tôi hối hận, cái nơi khỉ ho cò gáy này hoang lanh quá, xung quanh vắng tanh vắng ngắt, nhưng hối hận thì cũng muộn rồi, giờ chỉ còn cách tìm thuyền mà qua sông thôi.

Còn cách bờ sông một khoảng khá xa, đã nghe thấy tiếng nước vỗ như sấm, lại gần, ba chúng tôi đều điếng người, lúc trước chỉ hay tin lượng mưa năm nay lớn, ai ngờ quãng sông này lại mênh mông đến thế,sóng đục ngầu ngầu,, nước sông trông như thứ bùn nhão màu vàng chảy cuồn cuộn, chẳng biết trước kia có bến đò hay không, mà dù có đi chăng nữa giờ đã bị con nước nhấn chìm rồi.

Chúng tôi tìm 1 chỗ tương đối thoáng đạt để ngắm cảnh Hoàng Hà, lúc này trên trời mây đen cuộn lại từng đám, mưa rơi lất phất, ba chúng tôi đều mặc phong phanh, tôi và Tuyền béo có da có thịt, chứ Răng Vàng thì đã bắt đàu rét run.

Tuyền béo lôi trong ba lô ra một chai rượu trắng, bảo Răng Vằng uống vài ngụm cho nóng người, kẻo lạnh quá lại sinh bệnh, sau đó tôi lấy thịt bò khô với mấy thứ đồ mua trước ra ăn, vừa nhấm nháp vừa chửi rủa thằng cha tài xế thất đức,chắc chắn hắn thấy ba thằng lắm mồm khó chịu, chưa đến nơi đã lừa chúng tôi xuống xe, mẹ kiếp cái chốn này lấy đâu ra thuyền mà qua sông chứ.

Tôi nhìn sông Hoang Hà cuộn chảy dưới chân, không khỏi rầu cả người, năm đó đi lính ở quân khu Lan Châu tôi từng thấy bà con nơi ấy dùng bè da dê vượt sông, nhưng quanh đây đến một bóng thằng chăn dê còn chẳng thấy huống hồ là bè da dê.

Trước mắt chỉ còn cách đội mưa chờ ở đây, tôi cũng uống hai ngụm rượu trắng, người bớt lạnh đi nhiều, chiều muộn dần buông, bầu trời mặt đất tối tăm vô biên vô tận, mưa bụi tung bay bị gió thổ bạt thành vô số những đường xiên xẹo.Tôi chợt nhớ đến những chiến hữu thuở xưa, chỉ thấy nước sông bỗng mỗi lúc một trào dâng sôi sục,càng nhìn trong lòng càng ủ dột phiền muộn, không còn chịu được hơn nữa, tôi xé giọng hét ầm lên một tiếng với sông Hoàng.

Bản thân cũng không rõ mình đã hét cái gì, chỉ biết được là hét được lên trong lòng cũng thấy thống khoái.

Tuyền béo và Răng Vàng cũng bắt chước tôi, khum tay lên miệng hét ầm hét ĩ,ba người đều thấy thật tức cười, cảm giác phiền muộn mà cơn mưa mang đến đã bớt đi rất nhiều, một chốc sau hai chai rượu trắng đã cạn đến đáy.

Tuyền béo có vẻ hơi quá chén, gật gù đề nghị: "Nhất này, giờ đến được sông Hoàng Hà, chúng ta có nên hát vài đoạn"Tín thiên du" không nhỉ?"

Tôi giả giọng dân bản địa nói với Tuyền béo: "Cu béo bay biết cái giề, chỉ được cái nỡm, không chăn dê bay hát làm sao, nghe tau hò vài điệu tần xoang đây"

Tuyền béo cuối cung cũng lắm được thóp tôi, liền tranh thủ châm chọc: "Hồ Bát Nhất cậu thì biết cái quái gì, ở đây thì tần xoang cái gì, cậu chưa nghe uống một gàu nước sông Hoàng, hát một khúc Tín Thiên Du sao?nhập gia tùy tục, đến vùng nào hát nhạc vùng ấy chứ."

Tôi tức tối: "gom đâu ra lắm từ văn thối thế? Cái gì mà uống nước sông hoàng, nước này cậu dám uống không?Mẹ kiếp tôi đây chỉ biết uống nước máy Trường Sa, ăn cá Vu Xương thôi:

Răng Vàng vôi nhảy vào dàn hòa: "thôi mấy bố ơi, mỗi bố hát một câu, ai thích hát gì thì hát.Chỗ này không người qua lại, đỡ nhiễu dân."

Tuyền béo liền cất giọng: "sau đây tôi xin hát hai câu"lệ bùi ngùi, cát sụt sùi", hai ông lắng nghe thấy hay thì cho tôi tràng pháo tay cổ vũ."

Tôi hỏi: "Cậu không say đấy chứ?"

Tuyền béo không thềm để ý xem có ai muốn nghe không, thản nhiên cầm chai rượu rỗng đưa lên miệng làm micro, đúng lúc hắn định cất giọng, chợt nghe từ xa vọng lại tiếng động cơ chạy rì rì, một con thuyền nhỏ đang từ phía thượng lưu xuôi xuống.

Cả ba chúng tôi lập tức đứng bật dậy chạy ra mép sông, khoa chân múa tay gọi người lái thuyền đứng lại.

Người trên thuyền hiển nhiên đã thấy chúng tôi, song lại xua tay quầy quậy, tỏ ý không thể dừng thuyền lại quãng này được.Chờ một lúc lâu, khó khăn lắm mới có một con thuyền đi qua, chúng tôi sao chịu từ bỏ, bằng không lại phải tiếp tục chờ đợi trong mưa lạnh, mà cũng không biết phải đợi đến bao giờ nữa.

Tuyền béo vội rút ra một xấp tiền, giơ lên cao huơ tay vẫy người lái thuyền quả nhiên có tiền mua tiên cũng được, khúc sông phía trước có một quãng ngoặt, nước chảy chậm rãi sóng không qua lớn, lái thuyền liền cho thuyền dừng lại ở đó.

Tuyền béo chạy lại mặc cả mới biết trên thuyền chở toàn linh kiện máy móc, họ đang vội xuôi xuống hạ du để sửa chữa cho một con tàu lớn, độ này con nước lớn, nếu không phải tình thế khẩn cấp cũng không dám mạo hiểm khởi hành.

Trên thuyền ngoài tay chủ thuyền,còn có con trai anh ta, thằng nhóc đọ mươi mười năm tuổi, chúng tôi phải hưa sẽ trả gấp đôi tiền nhà thuyền mới đồng ý trở đến gần huyện Cổ lam bên kia sông.

Khoang thuyền chất đầy các loại linh kiện máy, chẳng còn chỗ nào trống, ba chúng tôi đành ngồi trên boong. Coi như đã tìm được thuyền rồi, qua sông phải tìm một quán trọ tắm nước nóng cho sảng khoái, ăn bát mỳ kiều mạch nóng hổi,rồi nghỉ ngơi cho thỏa, ban nãy chồm hỗm bên sông hai tiếng đồng hồ người ngợm tê buốt hết cả.

Nước sông chảy xiết , thoắt cái đã đi được một quãng xa, chúng tôi đang nghĩ đến viễn cảnh tươi đẹp , đột nhiên thân thuyền rung lên dữ dội, hình như va phải một thứ gì đó rất lớn, tôi đang bàn Với Tuyền béo xem nên gọi món gì cho bữa tối, thì giật thót mình suýt cắn phải lưỡi.

Trời không còn gió mưa lất phất, chỉ thấy mây đen đùn lại dày đặc, sấm chớp vang giật liên hồi, cơn mưa như trút ập xuống, chủ thuyền vội vã chạy lại phía mũi thuyền kiểm tra, xem rố cuộc va phải vật gì.

Chỗ nước sâu này có lẽ không phải đụng đá ngầm, hơn nữa thuyền đang xuôi dòng, tự dưng va phải vật có kích thước lớn như vật quả là chuyện bất thường.

Chủ thuyền vứa ngó ra mũi thuyền, con thuyền lại một lần nữa chao đảo, mọi người hốt hoảng bám chặt vào các thanh chắn, chỉ sợ thuận đà văng luôn xuống sông.thuyền vẫn liên tục lắc mạnh, nước sông hát vào, người nào cũng nốc phải một ngụm "canh bùn vàng" ấy.

Lúc trên bờ tôi cũng uống kha khá rượu, đầu óc chuếnh choáng, giờ bị té nước vào người, tỉnh táo hẳn ra, vội vàng nôn búng nước sông trong miệng ra,cảm giác kinh tởm khó mà tả được thành lời, bấy giờ mới thấy tay chủ thuyền sợ co rúm co ro lại.Anh ta là người lái thuyền, giờ thất thần như vậy, thuyền biết làm sao?

Tôi định kéo anh ta dậy, nhưng chủ thuyền một mực không chịu dưungs lên, nét mặt lộ rõ vẻ hãi hung tột độ.tôi vọi hỏi: "Ông anh làm sao vậy?Dưới sông có vật gì à?"

Chủ thuyền run như cầy sấy chỉ tay xuống sông lắp bắp: "Ối... Ối... Thấn sông hiển linh! E là ngài muốn lấy con thuyền này của chúng ta rồi."

Răng Vàng say sóng, ban nãy nôn ra mật xanh mật vàng, nằm ôm chặt sợi dây thừng cột ở trên boong không nhúc nhích.Con thuyền dường như bị vật gì đó dưới sông chặn đứng lại, mặc cho nước sông chảy xiết, thuyền vẫn đứng yên tại chỗ.

Cứ bi thúc mạnh dữ dội liên tục thế này, con thuyền có thể bị lật bất cứ lúc nào, cần phải xem xem dưới lòng sông rốt cuộc có thứ gì chặn lại. Bấy giờ tôi và Tuyền béo đang phạm hơi men, chẳng thấy sợ hãi mấy, hiềm nỗi dưới chân cứ như dẫm lên bông, thuyền lại hơi dốc, thành thử cứ bước mãi bước hoài mà vẫn cứ loạng choạng tại một chỗ.

Con thuyền bị sóng nước xối manh, đột nhiên ngoặt sang ngang, Tuyền béo bị hất sang bên kia boong, thân mình đập vào mạn thuyền, cú va chạm làm hơi men trong người cậu ta bay đi phân nửa, vừa quay đầu nhìn xuống lòng sông, con thuyền lại lắc mạnh lần nữa, hất Tuyền béo ngược trở lại, cũng may đây là thuyền máy, chứ thuyền gỗ thì va đập hai phát có lẽ đã vỡ tung từng mảnh rồi.

Tôi vội bám chặt sợi dây thừng chỗ Răng Vàng, nhưng cũng không quên ngước lên hổi Tuyền béo, xem cậu ta có thấy rõ thứ gì dưới nước không.

Tuyền béo chửi lớn tiếng: "Mả bu nó, chưa nhìn rõ, đen trùi trũi to như cái xe tải, trông giống con ba ba cụ ấy"

Dù là thứ quái quỷ gì đi nữa, cứ để cho nó húc thêm mấy nhát thì đến lật thuyền chứ chẳng chơi, tôi hét lên với Tuyền béo: "Vác súng ra, bắn chết bà nó đi"

Tuyền béo hét trả: "Cậu vẫn chưa tỉnh rượu à?lấy đâu ra súng ống gì chứ?"

Đúng là tôi uống hơi nhiều đâm lú, lại còn đòi kiếm một khẩu tiểu liên nữa chứ, nghe Tuyền béo nói vậy mới chợt tỉnh ra, chốn này vẫn là nội địa, lấy đâu ra vũ khĩ chứ.

Trời mưa như chút, khắp người ướt như chuột lột, tôi tiện tay chạm phải chiếc xẻng công binh gấp đeo bên hông, liền hét bảo Tuyền béo: "Lấy xẻng công binh ra, mặc mẹ nó là ba ba hay cá, cứ băm đi!"

Không như tôi vẫn chưa tỉnh hẳn rượu, đầu óc Tuyền béo vẫn coi như tỉnh táo, vẫn biết cần phải có thiết bị bảo vệ,bèn lấy sợi dây thừng quấn hai vòng quanh thân tôi, lúc này men rượu trong tôi đã tan tám chin phần, nhân lúc con thuyền đang vững tôi nhảy hai bước tới mạn thuyền bên trái bị húc phải, thò cổ ra nhìn xuống lòng sông.

Trời lúc này đã tối hẳn, lại có mưa lớn, lòng sông đen như mực, nhờ ánh sang lóe lên từ tia chớp trong đám mây đen, tôi lờ mờ trông thấy trông làn nước đục ngầu kia có một vật nổi ụ lên như cái gò, một nửa nhô lên khỏi mặt nước,còn lại phần lớn chìm dưới lòng sông, nom không ra bộ dạng gì, chỉ cảm thấy nó giống một động vật dưới nước, rốt cuộc là cá hay ba ba, tôi cũng không dám chắc.

Sinh vật khổng lồ dưới nước kia đang bơi ngược dòng lao về phía chúng tôi với tốc đọ kinh hoàng, tôi vội bám chặt vào sợi dây thừng, nhìn thấy con vật bơi lại gần, liền vung xẻng bổ xuống, sông xẻng công binh qua ngắn không thể chém. Trúng nó được.

Con thuyền lại bị húc cho phát nữa, lám cả người tôi bắn lên cao, chiếc xẻng công binh tuột khỏi tay mất hút dưới lòng sông đen tối, cũng may có Tuyền béo giữ dây, bằng không tôi cũng đã bay theo cái xẻng rồi.

Lúc này tôi tỉnh hẳn rượu, mồ hôi lạnh và vã ra như tắm, đầu óc tỉnh táo hẳn lên nhiều, thân thuyền vẫn rung, tôi loạng choạng vấp phải tay lái thuyền nãy giờ vẫn ngồi thu lu một góc, tôi vội nói: " giờ thuyền bị quật ngang ra rồi, mau nghĩ cách vòng ngược trở lại bằng không con trai cũng khó mà sống được đấy."

Tay lái thuyền vốn rất mê tín, cứ một mực bảo "cái thứ" dưới sông kia là hình dáng thực sự của thần sông, vốn định nhắm mắt chờ chết, nghe tôi nhắc đến thằng con trai mới sực nhớ ra, thằng con mình đang trong khoang thuyền, thôi thì đằng nào cũng chết, vì con vì cái đánh liều một phen, đoạn cố gượng dậy, định xông vào khoang diều khiển bánh lái.

Tay chủ thuyền Vừa lảo đảo đứng dậy, đột nhiên lại chỉ tay xuống sông hét lớn: "KHông xong, lại đến rồi!"

Tôi nhìn theo hướng tay anh ta chỉ, lần này có thêm ánh đèn trên thuyền rọi xuống, trông rõ mồn một, cái thứ màu xanh sẫm ấy thoắt ẩn thoắt hiên giữa lòng sông, phần nổi lên trên mặt nước cứ phải cỡ một chiếc xe tải, con thủy quái đang lượn lờ quanh thuyền, có vể như muốn lật ngược con thuyền này.

Cũng không kịp nhìn kỹ, tôi đẩy mạnh tay chủ thuyền vào trong khoang lái, của vừa bật mở, vừa hay nhìn thấy lẫn trong đống linh kiện máy móc có một bó ống sắt dài.

Lúc đó chính tôi cũng không hiểu sao mình khỏe đến thế, lập tức vẫy gọi Tuyền béo lại rút ống sắt ra làm lao, nhằm thẳng quái vật dưới nước mà phóng liên tiếp.

Trong bong tối, chẳng rõ có phóng trúng phát nào không, hiệu quả sát thương ra làm sao, chỉ biết sau khi phóng đi mười mấy thanh sắt, thì không cảm thấy tăm hơi quái vật đâu nữa, hẳn là nó đã bị xua đi rồi.

Cơn mưa ngớt dần, gió yên sóng lặng, mấy người trên thuyền vừa thoát khỏi cơn thập tử nhất sinh, ai nấy mặt mày đều trắng bợt.Răng vàng dùng dây thừng buộc chặt mình vào boong thuyền, mỗi khi con thuyền rung lắc mình mẩy hắn lại bị giày vò tưởng chết đi sống lại, cũng may hắn không phạm phải bệnh hen, Từ đầu chí cuối chỉ nhe cái răng vàng ra lầm bầm khấn vái Bồ Tát phùi hộ.

Có nhiều việc không thể cứ nhắm mắt chờ chết được, cần phải gắng sức mà nghĩ ra lối thoát. Mặc dù quần áo trên người đã ướt sũng xả, nhưng cũng may vì trời mưa suốt từ đầu nên chúng tôi sớm đã cất kỹ ví tiền và giấy tờ tùy thân vào trong ba lô du lịch chống nước.Vừa nãy tuy rằng tình huống quá gấp gáp bất ngờ, nhưng Răng Vàng vẫn giữ chặt ba lô trong tay, không bị rơi xuống nước, kẻ buôn bán chỉ được mỗi điểm này, thà bỏ mạng chứ không bỏ tiền, tròi có sập xuống thì túi tiền vẫn phải giữ khư khư.

Tôi nói với Răng Vàng, lát nữa đến nơi, phải tìm ngay một nhà nghỉ rồi tắm nước nóng, nếu không thế nào cũng cảm lạnh cho xem.

Thằng con tay chủ thuyền ở trong khoang bị đập đầu vào vách, máu chảy ra không ngừng, phỉa cấp tốc đưa vào viện ngay, không xa phía trước chính là huyện Cổ Lam, thuyền sẽ tạt đỗ vào đó.tôi ngẩng đầu dõi mắt nhìn, Ở phía xa tối đen hun hút, quả nhiên có ánh đèn li ti như những vì sao rải rác trên bầu trời, đó chính là huyện thành Cổ lam mà chúng tôi đang hướng đến.

Thế nhưng, đúng vào lúc mọi sự vừa mới ổn định, đột nhiên con thuyền lại bị một luồng sức mạnh khổng lồ tông phải, cú đâm lần này mạnh hơn nhiều so với mấy cú trước, lại thình lình ập tới, khiến chúng tôi không kịp đề phòng, cả bọn đều ngac bổ nhào xuống dưới boong thuyền.

Con thuyền ngiêng hẳn sang 1 bên, Tuyền béo nhanh tray bám chặt lấy sợi dây thừng, tôi và Răng Vàng kẻ bám thắt lưng, người ôm chặt lấy đùi Tuyền béo khiến hắn phải quát lên: "Ấy đừng... mẹ nhà các cậu... đừng... đừng có tụt quần tôi... "

Chưa nói hết câu thuyền đã ngả sang bên kia, tôi toan vào khoang thuyền nhặt thêm mấy thanh sắt ra, nhưng thuyền chao đảo dữ quá, không sao bò dậy được, đừng nói nhìn rõ tình hình xung quanh, giờ giữ được cái đầu khỏi bị va đập vỡ toác cũng là kỳ tích rồi.

Thuyền trôi lên hụp xuống giữa dòng nước xiết, boong thuyền đầy những nước là nước, cả đám người đều ướt sũng sĩnh như chuột lột.

Chủ thuyền vì để đưa con trai vào viện cấp cứu ,đã không còn một điều thần sông lão gia hai điều Long Vương tổ tông gì nữa, cứ cắm mặt liều mạng đưa con thuyền cập bến tàu Cổ lam.

Sông Hòang hà quanh co chín khúc, sau khi qua Long Môn, khúc quanh này nối tiếp khúc quanh kia, đoạn sông gần huyện Cổ Lam là khúc tương đối bằng phẳng, thuyền vừa đến khúc rẽ, cái thứ suốt từ nãy cứ truy kích chúng tôi bỗng dừng lại không đuổi tiếp nữa.

Ánh đèn phía trước mỗi lúc một sáng rõ, tay chủ thuyền cập vào bến, ba chúng tôi đặt chân xuống đất rồi mới hơi định thần lại.Tuyền béo rút tiền ra trả đúng theo giá đã mặc cả ban đầu, rồi lại bồi dưỡng thêm cho anh ta một chút.Chủ thuyền quen biết với ông công nhân ở bến sông, liền gọi vài người đến giúp, cuống cuồng đưa con trai vào bệnh viện trên huyện.

Chương 3: TRUYỀN THUYẾT

Lịch sử Cổ Lam có thể truy ngược đén thời Ân Thương, tường thành giữ gìn được đến ngày nay là di tích thời Minh, vùng này lịch sử lâu đời, song danh tiếng không lớn, quy mô huyện thành cũng nhỏ, thành thử rất ít khách du lịch tới đây.

Tôi,Răng Vàng Tuyền béo, ướt như chuột lột, kiếm người hỏi đường, rồi chui vào 1 quán trọ, cũng thật khéo, quán trọ này mỗi ngày chỉ cung cấp nước nóng cho khách đúng 1 tiếng đồng hồ, lúc chúng tôi đến vừa vặn còn 30 phút nữa.

Tắm qua loa một trận, ba người mới như hoàn hồn, hỏi nhân viên phục vụ xem có gì ăn không. Nhân viên phục vụ nói chỉ có mỗi mỳ, vậy là đành gọi vài bát, đổ thật nhiều ớt, ăn vã hết cả mồ hôi.

Đang ăn dở bữa, ông già lo việc đun mỳ trong nhà bếp của quán trọ lân la bắt chuyện, hỏi xem chúng tôi có phải từ Bắc Kinh tới không?

Tôi nghe giọng ông già thấy giống người Tây Bắc,vậy là cũng tùy tiện đáp bừa mấy câu.ông già này họ Lưu, quê vốn ở huyện Thông, Bắc Kinh, đã sống ở Cổ Lam mấy chục năm nay rồi.

Ông Lưu hỏi chúng tôi sao bộ dạng nhếch nhác thế này, trông cứ như vừa vớt ra khỏi nồi vậy, tôi liền kể lại đầu đuôi chuyện gặp phải trên sông Hoàng hà, dưới sông rốt cuộc có thứ gì, sao nó lại ghê gớm đến thế, cũng chẳng rõ là cá hay ba ba, hoặc có thể là một loài động vật khác, trước nay chưa bao giờ nghe nói dưới sông Hoang Hà có giống nào to đến vậy.cũng may con thuyền nhỏ ấy chắc chắn, nếu là thuyền gỗ, có lẽ giờ này chúng tôi đã chìm nghỉm dưới sông lâu rồi.

Ông già Lưu đáp: "chuyện này tôi cũng gặp rồi, dân sông nước gọi đó là thần sông.Năm nay chẳng phải có nước lớn sao, nước hễ dâng cao, dưới sông lại xuất hiện nhiều vật quáo đản.tôi sống ven sông Hoàng Hà này nửa đời người rồi, nhớ hồi chưa giải phóng, tôi chỉ độ mười năm tuổi, từng có người bắt được 1 con sống hẳn hoi, bấy giờ tôi đã tận mắt thấy nó. Nếu các anh thực sự muốn xem, tôi sẽ chỉ cho 1 nơi, có dịp thì đến đó mà xem."

Trong đầu tôi chợt nẩy ra 1 ý nghĩ, ba thằng chúng tôi mới chân ướt chân ráo đén huyện Cổ lam lần đầu, muồn thu mau cổ vật quanh huyện thành đâu phải dễ.Ông già họ Lưu này đã sống ở Cổ Lam mấy chục năm, nghe cách ông ta nói chuyện có thể đớn ông này nắm rõ tình hình trong vùng như lòng bàn tay, sao không bảo ông ta kể cho vài chuyện về nơi này, ví như ở vùng này có khai quật mộ cổ, đồ cổ nào không, nhưng thông tin này đối với chúng tôi hết sức hữu ích.

Vậy là tôi ngăn ông Lưu đừng kể vội, lấy cớ là trời vẫn còn sớm, để Tuyền béo ra mua vài chai rượu và ít đồ nhắm về, mời ông lên phòng chúng tôi uống rượu nhàn dàm, kể chuyện phong vật vùng này.

Vốn rất ưa nhậu nhẹt, lại thích tụ tập ồn ào, nghe nói có rượu uống, ông già lập tức cung kính không bằng tuân mệnh luôn.

Tuyền béo thấy lại phải làm chân chạy, trong lòng ấm ức lắm, song cũng thèm rượu, bèn thay 1 bộ đồ tươm tất,chạy ra quán nhỏ ngoài đương mua hai chai rượu trắng cùng một ít đồ hộp mang về.

Ngoài trời mưa rả rich mãi không chịu ngớt, 4 người ở trong phòng đóng của lại, lấy giường làm bàn, ngồi quây lại với nhau uống rượu.Ông già Lưu này vốn cũng lắm lời, nốc vào 2 chén rượu, đàu mũi đỏ gay, đài phát thanh đã mở lớn thì không sao tắt được.

Răng Vàng cung kính hỏi ông già: "Lưu sư phụ, abn nãy bác bảo độ trước đã tận mắt trông thấy cái thứ mà hồi chiều bọn con đụng phải trên sông,thế rốt cuộc nó là giống gì vậy?Là ba ba thành tinh chăng?"

Ong già Lưu lắc đầu: "Không phải ba ba tinh thực ra là một con cá lớn đấy.Tôi cũng chẳng biết tên khoa học gọi là cái gì,ở đây nhiều người trông thấy rồi, họ gọi nó là Long Vương đầu sắt, người làm nghề sông nước ai chẳng mê tín, họ bảo chúng là do thần sông biến ra, thường ngày thì chẳng thấy, chỉ khi có nươc lớn"ngài" mới xuất hiện.

Tuyền béo lên tiếng: "Bác nói nghe mơ hồ qua, thế con cá ấy to cỡ nào hả bác?

Ông già đáp: "to cỡ nào à để tôi nói cho các cậu nghe.Năm đó, tôi nhìn thấy một con như vậy bên bờ sông, dạo ấy nước dâng nhanh, mà rát cũng nhanh,với lại khúc sông chảy qua Cổ Lam này lại nông choẹt, khiến con Long Vương đầu sắt ấy mắc cạn.Hồi đó còn chưa giải phóng, nhiều người mê tín định đưa ngài trở lại Hoàng Hà, nhưng chưa kịp làm gì thì Long Vương ấy đã hầu trời rồi.Người ta ra hết bờ sông thắp hương khấn vái, thật đúng là người đông như biển, quang cảnh nhộn nhịp chưa từng thấy bao giờ, tôi hồi đó cũng chạy ra xem cho rôm rả thôi."

Tôi hỏi: "Lưu sư phụ này bác kể xem con cá ấy có hình dạng ra sao?"

Ông già Lưu liền kể: "Con cá lớn ấy à, trên mình có bảy lớp vảy xanh, đầu đen kịt cứng hơn sắt thép, chỉ tính đầu cá thôi cũng phải to cỡ đầu cái xe tải Giải phóng rồi."

Bọn tôi nghe vậy đều luôn miệng trầm trôg kinh ngac, nếu vậy thì cũng na ná 1 con cá voi loại nhỏ rồi, dưới sông sao lại có loài cá lớn đến thế nhỉ?Trên đời quả thực chuyện cổ quái nào cũng có.Rồi chúng tôi lại hỏi sau đó thế nào, con Long Vương đầu sắt ấy bị đem chôn hay bị xẻ thịt ăn.

Ông Lưu cười nói: "Không phải cá voi, song cá lớn như thế thì hiếm gặp lắm, ngày thường thì chẳng bao giờ có đâu, mấy chục năm cũng chưa chắc đã thấy một lần, gần như là thành tinh rồi, người mê tín thì bảo nó là do ngài Long Vương biến ra, nếu không sao lại đặt cái tên như vậy!Mà nghe nói dù bắt được thì cũng phải phóng sinh, thịt ấy vừa cứng vừa dai ai dám ăn chứ.Ngày đó con Long Vương đầu sắt chết trên bờ sông, lại nhằm đúng vào đợt nóng, trời như đổ lửa ấy, chưa được 1 hôm xác cá đã bắt đầu rữa nát, mùi thối bốc lên tận trời, người ở đó cách mấy dặm vẫn còn ngửi thấy.Tình hình đó rất dễ gây nên ôn dịch ở vùng phụ cận, thành thử mọi người phải họp nhau lại nghĩ cách giải quyết, sau cùng quyết định lóc thịt cá ra đem đốt còn bột xương thì cứ gá ở ven sông/"

Nghe đến đây Răng Vàng liền thở dài: "dào ôi, thật tiếc, giờ mà đưa được bộ xương quái ngư khổng lồ ấy vào viện bảo tàng, làm tiêu bản, đảm bảo sẽ rất đông người đến xem."

Ông già Lưu nói: "Lại còn phải nói, nhưng hồi đó chẳng ai có gan ấy, sợ Long Vương giáng tội, khó mà tránh được một trận lũ lớn nữa."

Tôi lại hỏi: " Lưu sư phụ này, ban nãy bác có nói với bọn con, có một nơi xem được Long Vương đầu sắt, chính là chỉ con này phải không? Lẽ nào qua bao nhiêu năm, bộ xương vẫn còn nguyên vẹn hay sao?Đến giờ vẫn được giữ bên bờ sông à?"

Ông Lưu gật đầu: "Đúng thế, nhưng không còn đặt ở ven sông nữa, hồi đó vì để đề phòng dịch bệnh, dân trong vùng đã đem thịt cá và nội tạng ra đốt tế thần sông, đang bàn bạc xem xử lý bộ xương ra sao.Đúng lúc ấy có một người ở tỉnh khác đến, ông này là người làm ăn thì phải.Tay lái buôn này cũng hết sức mê tín, ông ta đã bỏ tiền ra, xây 1 ngôi miếu, gọi là Ngư Cốt miếu, ở dãy Long Lĩnh cách đây không xa."

Răng Vàng hỏi: "Ngư Cốt miếu?Ở Thiên Tân cũng có loại này, có phải dùng xương cá làm rường, đầu cá làm cửa, bên trong thờ thần sông không?"

Ông Lưu ngạc nhiên: " Thiên Tân cũng có à?Tôi chưa nghe thấy bao giờ.Có điều đúng là gần giống anh nói, tay lái buôn kia nói là phải thường xuyên qua sông vượt biển, lênh đênh trên tàu trên bè, nên mới bỏ tiền xây ngôi Ngư Cốt miếu này.Diện tích miếu không lớn lắm, chẳng có sân vườn già cả, nói chung không khác gì miếu thờ Long Vương thông thường, chỉ có điều dùng xương cá làm rường nhà, xương đầu làm cửa, chỉ có mỗi một gian điện, thờ tượng Long Vương bằng đất.Hồi mới xây xong, cũng có người ốm đau bệnh tật hay gặp vận hạn gì đến miếu ấy thắp huong cầu khấn. Kể ra cũng buồn cười, mà cũng quái thật, cầu khẩn bao nhiêu mà chẳng linh nghiệm gì cả, vào miếu cầu mưa không cầu còn đỡ, đằng này càng cầu càng hạn, cho nên chẳng bao lâu thì không còn hương khói gì nữa.Tay khách buôn quyên tiền dựng miếu, từ bấy giờ cũng chưa từng xuất hiện trở lại."

Tôi tò mò hỏi: "Thế Ngôi Ngư Cốt miếu ấy vẫn còn chứ bác?"

Ông già gật đầu: "Phải, song bỏ hoang lâu lắm rồi, tượng Long Vương bằng đất chưa được hai năm đã sụp rồi.Có người đồn rằng tại gã lái buôn kia không thành tâm, hoặc đã làm chuyện gì thất đức lắm, nên Long Vương không chịu về thụ hưởng hương hỏa của y.Thêm nữa,Ngư Cốt miếu này xây dựng ở tận trong hõm núi Long Lĩnh, đường đi khó khăn, dăm ba bận lai vãng rồi thì chẳng còn ai buồn đến đó nữa, thậm chí nhiều người còn quên khuấy chuyện này đi.thời cách mạng văn hóa,cả Hồng vệ binh còn chẳng nhớ ra mà đi đập ngôi Ngư Cốt miếu ấy, thức ra dù có đến đó,cũng còn gì nữa đâu.Có điều khung miếu và xương cá vẫn còn, có dịp nào các anh cứ lên đó thăm thú một chuyến cho vui."

Tuyền béo cười chửi: "mẹ còn có cái quái gì đáng xem cơ chứ, hôm nay xém chút nữa là làm mồi cho cá cả rồi, không xem còn hơn."

Nhưng Răng Vàng lại nghĩ khác, hắn bàn bạc qua với tôi, rồi quyết định hai ba hôm nữa nghỉ ngơi lại sức rồi sẽ đến Long Lĩnh xem Ngư Cốt miếu, không chừng bộ xương cá to ấy có thể mang bán lấy tiền,chí ít cũng bán được cho viện bảo tàng tự nhiên bù lại chút tiền lộ phí.

Chúng tôi thay nhau chuốc rượu ông Lưu, hỏi dò xem thời gian gần đây có đào được mộ cổ hay cổ vật gì không.

Ông Lưu lúc này say mờ mắt, nói năng cũng hơi bốc, song lời say thường là lời thật,quả là đã tòi cho chúng tôi vài thông tin mật trong vùng.

Dợt trước Cổ Lam bị nước lũ càn quét lộ ra mấy ngôi mộ cổ, đều là mộ thời tống cả, song chẳng phia là mồ mả quý tộc gì, ngoài mấy bộ xương sắp tan hết ra, chỉ có dăm ba cái bình cái vò sứt mẻ.

Còn như món quý nhất phát hiện ở vùng này, thì phải kể đén một năm trời hạn hán, khúc sông Hoàng Hà nơi đạy cạn gần thấy đáy, lúc nạo vét lòng sông, người ta dào được 3 con khỉ sắt trong bùn, mỗi con phải nặng tới mấy trăm cân, đam gột rửa lớp gỉ sét bên trên đi, phát hiện ra hoa văn chạm khắc trên than tượng hết sức tinh xảo, lớp ngoài còn được mạ vàng nữa, đến giờ hình như vẫn chưa tìm hiểu được ba con khỉ sắt này dùng để làm gì,

Có người nói chúng là pháp vật trấn yêu thời Đường, cũng có người cho là đồ tế thần sông, sau đó chúng được đưa đến viện bảo tàng nào, hay bị đưa vào lò luyện thép thì chẳng ai biết cả.

Nhưng quái lạ nhất là, trước khi tìm được ba pho tượng khỉ sắt kia, có nhiều người kể đã mơ thấy ba ông già râu tóc bạc phơ, khóc lóc van xin tha mạng.Sự việc càng đồn xa càng thêm huyền hoặc, nhiều người còn bảo là 3 ông già đó chính là 3 pho tượng khỉ thành tinh.

Tết ănm đó, nhà nào có người tuổi khỉ, đều mặc quần đỏ thắt vải đỏ quanh bụng, đề phong ba pho tượng khỉ đến báo thù, kết quả là mấy vùng lân cận đều chẳng xảy ra việc gì lớn, đương nhiên cũng có một vài kẻ làm ăn bất chính mà chịu quả báo, song vạ ấy đều do họ tự chuốc lấy cả.

Dưới sông Hoàng hà có không biết bao món đồ cổ, điều này chúng tôi đã nghe nói đến từ lâu, tượng trâu sắt Hoàng hà trưng bày ở viện bảo tàng Hà Đông, là một ví dụ về vật trấn sông.Cuối thời Nguyên, tương truyền còn vớt được ở Hòang Hà 1 pho tượng người đá 1 mắt, thời đó khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi, có câu đồng dao hát rằng:chớ nom tượng đá mọt ngươi, khuấy sông sung sục khua trời ngả nghiêng. Tuy chỉ là lời đồn đại không đáng tin, nhưng nó đã chứng minh cho sự thần bí thuở xa xưa của sông Hòang Hà, trong lớp bùn sông nhão nhoét, chẳng biết đã che lấp bao nhiêu điều bí mật.

Có điều chúng tôi không có hứng thú với những con khỉ sắt, trâu sắt hay tượng đá một mắt, nên chỉ một mực vặn hỏi về các di tích và cổ mộ quanh vùng, và ai có cổ vật buôn bán.

Ông Lưu nghĩ ngợi một lát rồi nói, thì ra hội các anh buôn đồ cổ, giá như các anh đến sớm vài năm, thì thu hoạch lớn lắm, nhưng giờ người ta thu gom gần hết lâu rồi, không chỉ dân buôn đồ cổ tư nhân, mà ngay cả Chính phủ cũng thu mua, một năm mười mấy lần, nhiều mấy cũng không đủ.

Từ mấy năm trước, vùng phụ cận Cổ Lam liên tiếp xảy ra các vụ trộm mộ, rất nhiều người trong vùng cũng tham gia, mỗi làn vào thu gió lớn, các anh cứ trông mà xem, dưới đất toàn là hố đào bới, đi không cẩn thận bị thụt xuống như chơi, khu vực tập trung nhiều mộ cổ phía ngoài còn thảm hơn, mặt đất lỗ chỗ như than tổ ong cả rồi.

Ông Lưu nói: "Nói đến đây tôi chợt nhớ từng được nghe người ta kể thế này, mà tôi cứ kể đã, các anh cứ ngồi nghe đã nhé.Tôi từng nghe một ông cụ người ở đây kể, trong dãy Long Lĩnh có một ngôi mộ cổ thời Đường, tương truyền quy mô lớn lắm, hai năm có rất nhiều dân trộm mộ muốn tìm, nhưng trước nay vẫn chưa ai tìm thấy cả, dãy Long Lĩnh núi non chằng chịt quá, cổ mộ lại được chôn rất sâu, thậm chí có mộ hay không, mỗi người cũng nói một phách.Dù sao chuyện này cũng truyền miệng từ bao nhiêu năm trước rồi, chưa chắc đã là thật. Mấy cái thứ truyền thuyết về cổ mộ này ở chỗ chúng tôi nhiều lắm, mà hơn nữa hầu như là lời của cá nhân, có người bảo trong dãy Long Lĩnh có mộ cổ thời Đường, có người lại bảo là mộ cổ của triều đại khác.Dù sao cũng chỉ là lời đồn đại, chưa một ai tận mắt nhìn thấy cả".
Phần 2



thích!!!
Gửi cho bạn bè:


« quay lại


Powered by Xtgem
© copyright by CườngNo1
U-ON CườngngNo1.jw.lt

Powered by XtGem.Com