Disneyland 1972 Love the old s
Truyện Ma - kinh dị

Chương 4: LÊN KẾ HOẠCH

Từ câu chuyện của ông già Lưu, tôi đã lờ mờ nghe ra được điều gì đó, một tay lái buôn bỏ tiền ra xây miếu Ngư Cốt ở Long Lĩnh, thờ Long Vương, bản thân chuyện này là hơi lạ, miếu Long Vương sao không dựng ở ven sông? Mà cứ nhất thiết phải xây giữa chốn núi Long Lĩnh chằng chịt thác ghềnh?

Theo như ông Lưu nói, quy mô miếu không lớn điều này lại càng cổ quái, chỉ là một ngôi miếu nhỏ, cần gì phải mất công như thế, lẽ nào trong dãy Long Lĩnh lại có huyệt phong thủy gì đó, thích hợp xây chùa xây miếu?

Ngoài ra ông Lưu cũng nói trong dãy Long Lĩnh có chôn dấu mộ cổ thời Đường, thế càng thêm rắc rối, tôi thầm cười gằn trong bụng, mẹ kiếp không chừng thằng cha quyên tiền xây miếu kia lại cùng nghề với mình, xây miếu là giả trộm mồ mới là thật. Xây miếu thờ là để che tai mắt thiên hạ, còn ý đồ thực sự của hắn là đào một đường hầm thông vào mộ cổ để mò kho báu.

Nhưng có một điểm tôi vẫn chưa rõ, dãy Long Lĩnh này địa hình hiểm trở lại ít người lai vãng, cần gì hắn phải mất công vẽ chân rắn, giặm lông lươn như thế?

Song ngẫm đi ngẫm lại, lại thấy phải, ngôi mộ ấy chắc hẳn phải sâu lắm, không thể một sớm một chiều mà đào được đường hầm thông vào tới tận trong minh điện, thằng cha kia nhất định là đã coi chuẩn phương vị của ngôi mộ, nhưng nghĩ thấy phải tốn khá nhiều thời gian, cảm thấy cả ngày cứ ra ra vào vào ở dãy Long Lĩnh, khó tránh khỏi đụng phải dân bản địa, người ta thấy sẽ sinh nghi, bèn dựng lên một ngôi Ngư Cốt miếu, rồi ngấm ngầm đào địa đạo trong miếu, như vậy cho dù ngẫu nhiên có người nghé qua, cũng sẽ không phát hiện ra được quả là cao chiêu!

Song đây chỉ là giả thuyết, cần phải đích thân đến Long Lĩnh một chuyến, thì mới xác định được, không hiểu tay Mô Kim Hiệu úy giả dạng lái buôn kia đã tìm ra ngôi mộ trong truyền thuyết chưa nữa. Dù thế nào tôi cũng muốn đến Ngư Cốt miếu ở Long Lĩnh tham quan một chuyến.

Tôi lại hỏi ông Lưu đường đi cụ thể đến Long Lĩnh, cũng như địa hình địa mạo trong vùng.

Ông Lưu trả lời: “Ngư Cốt miếu nằm trên triền núi Long Lĩnh, các anh đến xem Ngư Cốt miếu thì cũng được, nhưng nhớ kỹ nhất thiết không được đi sâu vào trong dãy Long Lĩnh. Dãy núi đó địa thế hết sức nguy hiểm, hố sâu hun hút rải rác khắp nơi, ở bên ngoài không cách nào nhìn ra nổi, bên ngoài như một đụn đất, nhưng giẫm lên là sụt ngay, rơi xuống là không trèo lên được đâu, nghe nói dưới lòng đất toàn là hang động, ngoắt ngoéo phức tạp vô cùng, người ở đây gọi nó là Mê động Long Lĩnh, cứ nghe theo lời khuyên của tôi ngàn vạn lần chớ có đi vào trong đó!”

Ông Lưu còn kể câu chuyện về năm người làm công tác địa chất đến khảo sát các hang động trong dãy Long Lĩnh, rốt cuộc cả đội đều mất tích, dân tình trong huyện đồn nháo cả lên, bảo họ gặp phải quỷ dựng tường trong dãy Long Lĩnh, chẳng phải đến giờ vẫn sống không thấy người chết không thấy xác đó ư? Chuyện này thoắt cái cũng đã hơn hai năm rồi.

Tôi luôn miệng cảm ơn, rồi trấn an ông già: “Bọn con đáo qua Ngư Cốt miếu xem cho biết thôi, nom xem xương sọ con Long Vương đầu sắt nó thế nào, chứ cái dải rừng thiêng nước độc ở Long Lĩnh bọn con vào làm gì, bác cứ yên tâm!”

Ông Lưu uống say khướt rồi về, tôi ra khóa chặt cửa lại, rồi bí mật bàn bạc với Răng Vàng và Tuyền béo thống nhất sẽ đến mê động Long Lĩnh một chuyến, xem xem có kiếm được thứ gì tốt tốt không, cho dù mộ cổ đã bị trộm chăng nữa, nói không chừng vẫn thu mua được dăm ba món ở những ngôi làng gần đấy, có vậy cũng coi như không uổng công đi Thiểm Tây chuyến này.

Tuyền béo hỏi tôi: “Nhất này ông chắc được mấy phần hả? Dù gì đi nữa đừng lặp lại cái vụ đi Dã Nhân Câu nhé. Tốn công sức, lại suýt tí nữa mất mấy mạng người, kết quả cũng chỉ có hai mảnh ngói vỡ, chẳng giống ngọc chút nào.”

Tôi nói: “Lần này cũng chẳng có gì chắc chắn, chẳng qua là hay tin ở Long Lĩnh có mộ lớn, đến giờ vẫn chưa ai tìm được, tôi nghe ngứa ngáy chân tay thôi. Chưa biết chừng ông tròi mở mắt cho chúng ta đánh một mẻ lớn này, vậy thì từ sau có thể trả đứt tiền cho cô ả người Mỹ, không sau này không ngẩng đầu lên trước mặt ả được đâu. Có điều ngôi mộ cổ trong dãy Long Lĩnh có còn giữ được đến giờ hay không thì vẫn phải xét đã, theo suy đoán của tôi, gã thương nhân quyên tiền xây Ngư Cốt miếu hồi trước giải phóng kia rất có khả năng là một tay cao thủ đổ đấu, hắn xây Ngư Cốt miếu chính là để đào đường hầm vào địa cung của Long Lĩnh mộ cổ, nếu hắn đã thành công chúng ta xem như chẳng còn hi vọng gì nữa. Tóm lại là nên chuẩn bị tinh thần trước, đến đó xem sao đã rồi hẵng tính!”

Răng Vàng nghe nói sắp đi đổ đấu, cũng rất hưng phấn. Hắn vốn thích cái trò này lâu lắm rồi, chỉ hiềm mỗi khi trời sang xuân bệnh hen suyễn lại tái phát, xưa nay hắn chưa được thực sự tham gia vụ đổ đấu nào, mà đám trộm mộ hắn thường hay tiếp xúc khi làm ăn đều là bọn trộm vặt đào bới lung tung ở mấy vùng nông thôn, toàn móc lên những thứ giời ơi đất hỡi chẳng ra gì, Răng Vàng hắn vẫn luôn đau đáu hận không thể một lần đích thân đi đánh một mẻ thật lớn song mãi vẫn không có dịp nào cả. Giờ đang là cuối hè, bệnh của hắn lại là một loại hen suyễn do quá mẫn cảm, thời điểm này không hay phát tác lắm, lại có tôi và Tuyền béo hai tay Mô Kim Hiệu úy đã có kinh nghiệm thực địa, nên hắn càng thấy yên tâm hơn.

Thế nhưng tôi vẫn khuyên Răng Vàng không nên vào minh điện, cứ đứng ngoài canh chừng cho tôi và Tuyền béo, chúng tôi ở bên dưới, để một người bên trên, ngộ nhỡ xảy ra điều gì bất trắc còn có người tiếp ứng.

Tiếp đó tôi sắp xếp công việc ngay tại chỗ, thực ra chuyến đi này chúng tôi không hi vọng tìm được mộ lớn, một lẻ là vì vùng này ở trong nôi địa, lẻ khác là vì cổ mộ quanh đây đã bị người ta đào bới gần hết cả rồi.

Không ngờ trong Long Lĩnh này còn có khả năng có mộ lớn từ thời Đường, điều này quả thực là nằm ngoài dự liệu, bởi thế chúng tôi không mang theo nhiều công cụ lắm, loại vừa có thể dùng làm vũ khí phòng thân vừa có thể đào đất như xẻng công binh đương nhiên là vật bất ly thân, chỉ có điều đã rơi mất một chiếc xuống sông Hoàng hà giờ chỉ còn một chiếc của Tuyền béo.

Hành động dưới hang động trong lòng núi, còn cần đầy đủ trang thiết bị chiếu sáng, chúng tôi có ba chiếc đèn pin mắt sói. Loại đèn này là hàng của Đức sản xuất, phạm vi chiếu sáng ba mươi mét, khả năng tụ quang rất mạnh, thậm chí có thể làm vũ khí tự vệ, gặp phải dã thú hay kẻ địch dùng đèn mắt sói chiếu thẳng vào mắt chúng ở cự ly gần, có thể khiến đối phương mất đi thị lực trong giây lát.

Loại đèn mắt sói này là một trong những trang thiết bị tân tiến do Shirley Dương cung cấp khi chúng tôi cùng mấy người bọn họ đi vào sa mạc Tân Cương, khi về nước cô nàng để lại cho chúng tôi phần lớn số trang thiết bị còn lại, tôi thực thà không khách sáo nhận hết sạch. Thôi thì đằng nào cũng nợ cô nàng một món tiền lớn, thậm chí còn được cô nàng cứu mạng một lần trong miệng rắn, đến giờ vẫn còn nợ người ta một mạng sống, chấy rận nhiều thì cũng hết ngứa, nợ chất chồng ngược lại hóa không lo, thêm một món nợ tình nữa thì cũng có nhằm nhò gì.

Đau đầu nhất là không mang theo mặt nạ phòng độc, chỉ có vài cái khẩu trang phòng độc đơn giản. Ở thị trấn nhỏ như Cổ Lam này đâu dễ tìm ra được mặt nạ phòng độc cơ chứ, đành dùng những phương pháp cổ truyền tránh khí độc mà các vị Mô Kim hiệu úy truyền từ bao đời nay, đầu tiên là thả lồng chim, cách này chúng tôi đã dùng một lần ở Dã Nhân Câu; cách nữa là dùng nến, đây là vật dụng không thể thiếu của các Mô Kim Hiệu úy, chỉ cần không có khí độc hóa học thì khẩu trang phòng độc cũng đủ để đối phó rồi.

Tôi kê ra một danh sách, bảo Tuyền béo đi loanh quanh tìm mua, cái gì mua được thì mua, không có thì tìm cách khác. Chúng tôi cần hai con ngỗng lớn, tôi đặc biệt nhấn mạnh là phải mua hai con còn sống, nếu không rất có thể tuyền béo lại mua hai con ngỗng quay mang về cũng không chừng.

Ngoài ra còn cần nến, dây thừng, móc câu, găng tay, đồ hộp, thịt khô, rượu trắng… rồi ra bưu điện xem xem có tấm bản đồ chi tiết cả vùng phụ cận không, tốt nhất là mua thêm một ít sôcôla để bổ sung năng lượng, những thứ khác chúng tôi đều đã có sẵn bên người, tạm thời chỉ cần mua những thứ đó thôi.

Tuyền béo hỏi: “Không có chỗ nào mua súng à? Không có súng thì làm sao bây giờ? Không có súng trong tay thấy không bạo dạn cho lắm.”

Tôi nói: “Quanh đây không có dã thú gì, chẳng cần gì đến súng, dù có gặp phải thì riêng xẻng công binh cũng đủ đối phó rồi. Nếu ở mạn biên giới hoặc mấy vùng xa xôi hẻo lánh, còn tìm mấy tay thợ săn mà mua súng được, chứ ở nội địa này khó kiếm súng ống lắm, mà có súng cũng chẳng để làm gì, chúng ta mới lên kế hoạch thế thôi, mà kế hoạch thì sao theo kịp biến hóa bất ngờ được, không chừng mộ cổ trong mê động Long Lĩnh đã sớm bị moi sạch sẽ cũng nên!”

Răng Vàng gật đầu đồng ý: “Anh Nhất nói phải, ban nãy nghe ông Lưu kể dưới đáy Long Lĩnh có nhiều hang động đá vôi, đây là loại địa mạo Karst điển hình, dạng kết cấu địa chất này phần lớn đều nằm trong vùng địa chấn, nếu quả có mộ cổ từ thời Đường, từ bấy đến giờ bao nhiêu năm rồi, có khi đã xảy ra thay đổi gì đó. Chúng ta có chuẩn bị đầy đủ, song cũng không nên ôm quá nhiều hi vọng làm gì.”

Tôi bỗng sực nhớ ra, Thiểm Tây có rất nhiều vùng đất dưỡng thi, ngộ nhỡ gặp phải bánh tông thì phải xử lý làm sao, nhắc đến chuyện này chỉ muốn bợp cho thằng Răng Vàng mấy cái, đem hai lá bùa Mô Kim giả ra bịp bọn tôi, làm mấy lần suýt toi mạng.

Răng Vàng thấy nhắc đến chuyện này chỉ biết cười xòa giải thích lại: “Anh Nhất anh Tuyền, hai anh ngàn vạn lần chớ có nổi nóng nhé, hồi ấy tôi cũng có biết đâu, năm xưa ông tổ nhà tôi cũng có đeo bùa Mô Kim này mà có làm sao đâu. Tôi thấy thật ra đó cũng chỉ là do tác động tâm lý mà thôi, hai anh ví như chưa tận mắt thấy lá bùa thật, cứ tin rằng hai lá bùa tôi tặng là đồ xịn, thì cũng không đến nỗi mất tự tin như bây giờ đâu, sau vụ này ta sẽ nghĩ cách tìm hai lá bùa xịn về, tiền nong cứ để tôi thanh toán. Bùa Mô Kim này tuy cũng là cổ vật đấy, song chỉ cần bỏ công sức thì vẫn mua về được.”

Tôi cười cười nói: “Thế đành nhờ anh Răng Vàng tốn chút công sức, mang về cho hai anh em tôi hai lá bùa thật. Thực lòng mà nói đi đổ đấu mà không đeo cái thứ này, trong lòng cứ cảm thấy thấp thỏm không yên. Khi tác nghiệp mà không tự tin thì nguy hiểm vô đối ông anh ạ.”

Ba người lên kế hoạch xong xuôi, liền lên giường đi ngủ. Mấy ngày tàu xe mệt mỏi, rồi lại chén chú chén anh, cả ba ngủ một mạch đến tận chiều hôm sau mới dậy. Tuyền béo và Răng vàng lên phố mua các đồ cần thiết, còn tôi đi kiếm ông Lưu tìm hiểu thêm thông tin về mê động Long Lĩnh.

Nhưng ông già nói đi nói lại, vẫn chỉ là những chuyện tối qua, vùng này có rất nhiều truyền thuyết về mê động Long Lĩnh, nhưng toàn những chuyện vu vơ bóng gió không căn không cứ, rất ít thông tin chính xác. Những người khác cũng đều vậy cả, hễ nhắc đến mê động Long Lĩnh thì ai nấy dè dặt biến sắc, đều bảo rằng ở đó có lắm oan hồn ác quỷ, trừ phi là vạn bất dắc dĩ, bằng không hiếm người dám bén mảng tới đó.

Tôi thấy dò hỏi thêm cũng chẳng được gì, bèn tặc lưỡi bỏ qua, rồi nghỉ ngơi thêm một ngày ở Cổ Lam, sau đó lần theo đường ông Lưu chỉ, địu chiếc lồng tre nhốt hai con ngỗng, lên đường đi tới Miếu Ngư Cốt trong dãy Long Lĩnh.Chương 5: DỐC BÀN XÀ

Long Lĩnh nói rộng ra là một dư mạch của dãy Tần LĨnh, kỳ thực hcinhs là một dải đồi núi chằng chịt.Đời đất này nối tiếp đồi đất khac, độ nhấp nhô lên xuống rất lớn, khoảng giữa những gò đồi bị mưa và gió lớn xói mòn tan tác, hình thành vô số rãng sâu, còn có chỗ nhìn bên ngoài cữ ngỡ là đụn đất, nhưng chỉ cần dẫm lên là sụt, bên dưới sụt xuống hang sâu.Nhìn khoảng cách giữa hai bả núi theo đường chim bay thì thấy rất gần nhưng muốn đi từ bên này sang bên kia, cũng phải vòng vèo đến cả ngày trời.

Đại danh này không thấy chép trong sách vở, thậm chí cả một cái tên thống nhất cũng không có,người dân ở huyện thành Cổ Lam gọi là Long Lĩnh, nhưng những người dân nông thôn cư trú quanh đây, thì gọi là dốc bàn Xà.

Đương nhiên tên dốc bàn Xà không có khí thế như Long LĨnh, nhưng nếu dùng để miêu tả địa danh địa mạo, thì cái tên đầu trực quan hình tượng hơn cái tên sau nhiều.

Đúng 9h sang, 3 chúng tôi rời khỏi huyện thành Cổ Lam, đoạn nào xe đi được thì chúng tôi bắt xe đi, xe không đi được thì đi xe số 11(đi bộ ý mà), vừa đi vừa mò mẫm hỏi đường, đến được Lonh Lĩnh thì trời đã nhá nhem tối.

Dưới chân dãy Long Lĩnh có một ngôi làng nhỏ, cả làng ước chừng trên dưới 20 hộ dân.Giờ cũng đã muộn, muốn tìm đến Ngư Cốt miếu thật chẳng phải chuyện dễ, đường núi hiểm trở, bất cẩn rời xuống rãnh sâu, chua nóng nước đã đỏ gọng thì nhục lắm, chi bằng cứ tá rúc trong làng một đêm, có gì thì sớm mai tính tiếp.

Chúng tôi liền gõ của ngôi nhà ở ngay đầu làng, nói rõ ý định với chủ nhà, bảo bọn tôi đi ngang qua đây, giờ đã qua muộn mà trước chẳng thấy làng sau chẳng thấy tiệm, chúng tôi không ở chùa mà sẽ trả một ít tiêng gọi là.

Chủ nhà là một cặp cợ chồng già, thấy chúng tôi tay sách nách mang gói lớn gói nhỏ, lại địu theo một đôi ngỗng trắng đang nhẩy choi choi trong lồng, cũng hơi ngờ vực, không hiểu bọn tôi làm cáu trò gì.

Thấy vậy Tuyền béo vội toét miệng cười với hai ông bà: "Dạ thưa, tụi cháu đi thăm lại đồng đội cùng đơn vị ngày trước, ngang qua đây thì trời sập tối. Hai bác trông bọn chuấ đường xa tới đây cũng chẳng dễ gì, ai đi xa mà chảng vác hết dồ đạc của căn nhà đi theo, hia bác rủ lòng thương, cho 3 anh em chúng cháu một cái chỗ qua đêm, hai mưi tệ này hai bác cứ nhận lấy đi ạ!"Nói xong,cũng chảng cần biết xem chủ nhà có chịu nhận hay không, đã rút tiền ra nhét vào tay hai ông bà già.

Đôi vợ chồng già thấy chúng tôi không có vẻ gì giống quân trộm cướp, nên vui vẻ đồng ý, thu xếp cho chúng tôi 1 căn buồng, bên trong dường như đã mấy năm không có người ở.

Tuyền béo thấy trong sân có thùng nước và đòn gánh, bèn nói với tôi: "Nhất ơi mau đi gánh đầy hai thùng nước lại đây."

Tôi ngạc nhiên hỏi: "Múc nước làmgif, trong bình cậu không phải vẫn còn đầy nước đó sao?"

Tuyền béo giải thích: "Quân giải phóng các cậu vào ở nhờ nhà dân, chảng phải đều gánh nước đổ đầy chum, lại còn quét sân, rồi lợp lại mái nhà cho bà con hay sao?"

Tôi đáp lại: "Mẹ cha cậu chỉ được cái lắm chuyện, tôi có thông thuộc gì vùng này đâu, làm sao biết được giếng nước ở chỗ nào, với lại trời tối thế này tôi đi lạc đường không quay trở lại được thì sao?còn nữa một lát tôi sẽ đến gặp người ta hỏi han tình hình quanh đây.Đến lúc ấy cậu đừng có lắm lời đáy, bớt được câu nào thì bớt mẹ nó câu đó đi, hương năng thắp năng khói, người năng nói năng lỗi, đừng có mà quên đấy!"

Đang lúc nói chuyện, hai vợ chồng già rán cho chúng tôi mấy quả trứng, nướng hai cái bánh mạch, đem vào trong phòng.

Tôi rối rít cảm ơn, vừa ăn vừa lân la trò hỏi chuyện, hỏi xem căn phòng này trước đây ai ở?

Không ngờ mới hỏi được một câu hai ông bà đã nước mắt lưng tròng. Căn phong này vốn là phong của đưa con trai độc nhất của hai người, năm trước con trai ông bà đi vào dốc Bàn Xà tìm con cừu lạc của nhà, cho đén giờ vẫn không thấy trở ra.Người trong làng tìm kiếm suốt mấy hôm trời, đến cái xác cũng không ai tìm được, hẳn là đã dẫm phải đụn đất thụt xuống hố sâu, rơi vào mê động trong núi rồi,Đứa con trai duy nhất vật là xong đời cả chỗ dựa tuổi già, người đưa tiễn lúc qua đời cũng không còn nữa, bấy nhiêu năm nay hai ông bà đều nhờ vào bà con làng xóm giúp đỡ mà sống gắng gượng qua ngày.

Chúng tôi nghe kể đều cảm thấy xót thương, lại biếu ông bà thêm chút tiền, hai ông bà cứ cảm ơn mãi không ngớt suýt xoa mình gặp phải người tốt.

Tôi lại hỏi thăm một số chuyện khác, hia ông bà đều nói dốc bàn Xà chảng có mộ thời Đường nào cả, chỉ nghe người đưoif trướng nhắc đến một ngôi mộ cổ lớn từ thời Tây chu, hơn nữa ngôi mộ này có nhiều ma quỷ ghê gớm lắm, thậm chí giữ thanh thiên bạch nhật còn có người thấy ma dựng tường trên dốc, rồi cứ thế đi lạc, bếu may mắn gặp người nào thì còn cứu được, còn đen đủi chỉ còn nước chết mục trong đó.

Dân trong vùng này gọi nơi đây là "Bàn Xà"( con rắn cuộn tròn) chính là chỉ đường đi quanh co phức tạp dễ bị lạc đường, còn mê động Long Lĩnh thì để chỉ hang động nằm trong núi, trăm đường nghìn lối, dọc ngang chẳng khác nào một mê cung tự nhiên cả.

Còn như Ngư Cốt miếu, đích thực là vẫn còn, có điều đã bỏ hoang mấy chục năm rồi, ra khỏi làng vòng qua hai ngọc núi sẽ tới một hẻm núi sâu. Ngư Cốt miếu nằm ở tận cùng hẻm núi ấy, năm xưa khi xây Ngư Cốt miếu, gã thương nhân quyên tiền nói rằng nơi đó là huyệt vị phong thủy, dựng miếu Long Vương ở đó sẽ được mưa thuận gió hòa, Nào ngờ miếu xây xong, mọi sự chẳng có gì thay đổi, ông trời muốn làm mưa thì làm mưa, không muốn làm mưa thì cho hạn hán ròng rã mấy năm, có thắp hương thờ cúng cũng vô tác dụng, thế nên hương hỏa trong miếu cũng ngừng luôn, chẳng còn có ai tới đó nữa.

Tôi nói: "Lúc qua sông Hoàng Hà, chúng cháu suýt nữa bị Long Vương đầu sắt làm cho lật thuyền, cho nên cũng tò mò muốn đến Ngư Cốt miếu xem cái đầu con Long Vuong đầu sắt ấy ra làm sao."

Hai ông bà bảo chúng tôi đến xem Ngư Cốt miếu thì được nhưng chớ có dại đi sâu vào dốc bàn Xà, ngay đến dân bản địa còn dễ bị lạc đường trong đó, huống chi ba kẻ từ phương xa đến như chúng tôi.

Tôi gật đầu cảm ơn, bấy giờ ăn uống đã hòm hòm, liền đứng dậy dọn dẹp chén đĩa bê ra ngoài, ra đến sân Răng Vàng bỗng thì thầm vào tau tôi: "ANh Nhất à, vườn nhà này có món hời đấy!"

Tôi quay lại nhìn, Răng Vàng chỉ tay vào tảng đá lớn nằm trong sân: "Đây là một tấm bia, cũng có tuổi rồi đấy."

Tôi không nói gì, chỉ gật đầu ra hiệu đẫ hiểu, sau đấy tiếp tục phụ giúp dọn dẹp bát đĩa cho xong.Chờ đến khi hai ông bà già đi vào phòng ngủ, ba thằng mới tụ tập ngoài sân giả vờ hút thuốc tán gẫu, rồi ngấm ngầm quan sát tấm bia đá mà răng Vàng nói tới.

Nếu không phải Răng Vàng mắt cú vọ, thì chúng tôi chẳng thể nào phát hiện ra được, tấm bia đá hình chữ nhật này bị mài mòn hư tổn nghiêm trọng, ở giữa có khắc rãnh rất sâu xem chừng để cột gia súc.

Tấm bia chỉ còn một nửa, trên đỉnh vẫn còn sót lại nửa cái đầu thú sứt mẻ, văn tự và hoa văn trang trí trên bia đã mờ hết, thật chẳng thể nom ra được đây lại là một tấm bia đá.

Tuyền béo hỏi Răng Vàng: " Đây là món hời mà ông anh nói tới đấy hả? tôi thấy ngày xưa có lẽ còn đáng giá, chứ bây giờ cũng chỉ là tảng đá thường thôi, hai người nhìn xem, mấy thứ bên trên đều bị mài nhẵn hết cả rồi, chả biết đã dùng được bao nhiêu năm rồi nữa"

Răng Vàng rít một hơi thuốc nói: "Anh Tuyền, tôi có bảo tấm bia này đáng tiền không nhỉ, tấm bia sứt mẻ thế này chắc chắn chảng được bao nhiêu, chỉ còn lại mỗi nửa cái đầu thế, cả chút giá trị nghiên cứu cũng không còn nữa, kể hơ tiếc thật!Nhưng các anh đừng quên ông tôi nhà tôi cũng làm nghề đổ đấu này đây, tôi nói tấm bia này là món hời cũng có lý của nó, dựa vào nửa cái đầu trên tấm bia thú này, tôi dám chắc ở Long Lĩnh nhất định có mộ cổ thời Đường, còn về vị trí cụ thể thế nào, mai chúng ta phải xem anh nhất ra tay rồi"

Tôi đưa tay sờ lên đầu thú trên bí đá, đoạn hỏi răng Vàng: "Ông anh bảo đây là một tấm bia mộ?"

Răng Vàng đáp: "Cứ coi là bia mộ đi, tuy phần đầu thú ko còn nguyên vẹn, nhưng tôi vẫn nhận ra được, con vật này có tên là Nhạc Lị.Thời Đường đất nươc phồn vinh, vua chúa đều cho xây dựng lăng tẩm trong núi, xẻ núi làm mộ, trên mặt đất cũng có những kiến trúc nhỏ tuong ứng, thê nên người ta dựng một số tượng đá, bia đá như tượng lạc đà, tương truyền nó là linh thú ở tây Thiên, tiếng kêu truyền cảm như tiếng nhạc cõi tiên, từ đó àm suy ra, nội dung bí đá hẳn là ca ngợi công đức gì đó.Trước làng mười lăm dặm, cứ cahs một dặm lại có một đôi bia, bia có hình con Nhạc Lị là đôi đứng thứ hai"

Tôi trầm trồ: "Anh Răng Vàng ạ, bác không hiểu thuật phong thủy thật, nhưng kiến thức về lịch sử văn hóa cổ đại của ông anh, thì tôi đây xin cúi đầu bái phục thôi.Mà chúng ta cũng đừng đứng ở đây nữa, vào trong nhà bàn tiếp đi"

Chúng tôi về phòng lại tiếp tục tính toán, giờ coi như đã đén được địa phận Long Lĩnh, từ những đầu mối có được lúc này, có thể kết luận ở đây chắc chắn có cổ mộ, nhưng ngôi mộp này rốt cuộc là của thời Đường hay Tây Chu thì xem ra có hơi mâu thuẫn.

Nếu dựa vào tấm bia thì ngôi mộ chắc chắn là ngôi mộ thời Đường, điều này cũng trùng khớp với những điều ông Lưu trong nhà nghỉ ở huyện Cổ Lam nói, thế nhưng người dân trong làng sao lại bảo đấy là ngôi mộ cổ có từ thời Tây Chu nhỉ?

Răng Vàng bỗng hỏi tôi: " Anh xem liệu có khả năng trên cùng một mảnh đất phong thủy đẹp, có thể có nhiều huyệt vị dựng lăng hay không?"

Tôi nói: " Chuyện này cũng không phải là không có, nhưng cả một địa mạch không phải chỗ nào cũng đều tốt, các huyệ vị cũng có sự phân biệt cao thấp quý hèn, vị trí tốt nhất thường chỉ đủ để xây một ngôi mộ mà thôi,Có điều cũng không thể loại trừ trường hợp cổ mộ của hai triều đại khác nhau cùng nằm trên một huyệt vị được"

Tôi bảo Tuyền béo và Răng Vàng tối nay nghỉ ngơi cho lại sức, rạng sang hôm sau, kệ xác là Long Lĩnh hay dốc Bàn Xà gì đi nữa, cứ đến tận nơi xem cho biết. Ngoài ra trong làng này không chừng còn khá nhiều cổ vật chưa bị ai phát hiện, lúc nào quay lại nhất định phải chịu khó vào nhà người dân thăm thú.

...............................................................
bạn đang đọc truyện tại
http://cuongno1.jw.lt
chúc các bạn vui vẻ
....................................................................

Ngày hôm sau chúng tôi đều dậy rất sớm, thu dọn đồ đạc xong xuôi, rồi theo những gì nghe ngóng được từ hôm trước, ra khỏi làng, vòng qua hai sườn núi, tìm kiếm Ngư Cốt miếu.

Vượt qua hai sườn núi, nói nghe có vẻ đơn giản, đường chim bay có thể rất ngắn, nhưng đến khi thực sự khởi hành rồi mới biết thực sự không dễ chút nào.hôm qua đến được đến đây thì trời đã tối om, chẳng ai nhìn rõ quanh cảnh xung quanh ra làm sao, bây giờ có ánh bình minh chiếu rọi dõi mắt nhìn ra xa, mới thấy ngòi rạch đan xen ngang dọc, các gò đất, bãi đất, hào đất dựng đứng bao bọc hết cẩ ba bề bốn bên.

Nơi đây tuy không phải là cao nguyên hoang thổ, song lại chịu ảnh hưởng của lũ sông hoàng Hà, trên mặt đất có một lớp bùn vàng rắn chắc, gió chính là lưỡi dao trổ của tạo hóa, cắt gọt chạm trổ trên những ngọn núi vốn dic trập trùng vươn trải, tạo nên vô số những khe rãnh hốc động, có nhiều khe hun hút nhìn mà rợn tóc gáy.

Môi trường tự nhiên ở đây vô cùng khắc nghiệt, đất rộng người thưa, gió lùa qua khe núi u u thành tiếng, nghe như ma hờn quỷ khóc, dọc sườn núi lỗ chỗ đầy những đống đá vôi sâu không thấy đáy, nhìn từ đằng xa, trông dốc núi như mọc đầy mụn ruồi vậy.

Đi bộ gần ba tiếng đồng hồ, cuối cùng chúng tôi cũng tìm thấy miếu Ngư Cốt trong một khe núi. Ngôi miếu còn hoang tàn hơn những gì chúng tôi tưởng tượng. Chúng tôi nghe kể ngôi miếu thờ Long Vương này đã ngưng hương hỏa đã mấy chục năm, trước khi đến cũng đã chuẩn bị tâm lý sẵn, không ngờ đến thực địa quan sát, mới biết ngôi miếu này đã tàn tạ đến độ sắp rụng ra đến nơi rồi.

Miếu Ngư Cốt chỉ có duy nhất một gian thờ, cũng chẳng hề phân cửa trước của sau, gian Đông, gian Tây, cổng miếu đã sập từ lâu, có điều cũng coi như đã trông thấy xương sọ của con Long Vương đầu sắt, miêng cá chính là của ra vào của ngôi miếu.

Tuyền béo cầm xẻng công binh gõ gõ vào xương cá... keng... keng... khúc xương này vẫn còn rắn chắc thật.Chúng tôi quan sát kĩ hơn, thấy loại xương cá này hoang toàn khác biệt với loại xương cá thường, tuy không còn da thịt, nhưng vẫn khiến người ta cảm nhận được dáng vẻ ghê rợn xấu xí.Thật chưa từng thấy loài cá nào như vậy cả, không phải cá voi mà cũng chẳng phải cá sông bình thường, to đến rợn người khiến chẳng ai dám nhìn lâu.

Tượng đất Long Vương trong điện chẳng biết đã thất lạc nơi đâu, trên mặt đất và cột kèo phủ kín bụi bặm, mạng nhện, song vào đến bên trong miếu, chúng tôi lại không nhìn ra rường xà làm bằng xương cá, có lẽ đều được bọc bên trong gạch ngói hết cả rồi.

Tường miếu cũng chư hoàn toàn tróc lở, gắng gượng vẫn có thể nhận ra bốn chữ đại tự: "Phong điều vũ thuận" trên đó, dưới đất có mấy ổ chuột, trông thấy có người bước vào, cả lũ liền chạy nhái nhác khắp nơi.

Chúng tôi không dám ở lại lâu trong Ngư Cốt miếu, ngôi miếu rách này có thể sập bất cứ lúc nào, chỉ cần một trận gió lớn, nói không chừng cũng hất phăng cả mái nhà đi cũng nên.

Trước của miếu, Răng Vàng nói, loại miếu thờ Long Vương xây bằng xương cá này cũng có vài ngôi ở vùng duyên hải, trong nội địa thì đích thực rất hiếm thấy, thời Dân Quốc, ở Tĩnh Hải, Thiên Tân cũng có một ngôi miếu thế này, cũng là cá lớn chết dạt vào bờ, có người tốt quyên tiền đem xương cá xây miếu Long Vương, hương hỏa thịnh lắm, sau rồi đầu những năm 70 thì bị đập đi, từ đó đến giờ chưa thấy ngôi nào như vậy nữa.

Tôi quan sát kỹ địa hình của Ngư Cốt miếu trong tổng quan hình thể của khe núi chung quanh,rồi cười rằng: "Vị trí của ngôi miếu này mà là huyệt vị phong thủy, thì tôi về đem cuốn thập lục tự âm dương phong thủy bí thuật đốt quách đi cho rồi"

Tuyền béo ngây ngô hỏi: "Chỗ này không phải rất tốt hay sao? Gió thổi vi vu suốt ngày, như vậy trong phong thủy đã có "phong" rồi, ừm... mẹ kiếp..chỉ tiếc là thiếu chút nước,chỉ cần có một lạch nước, là cũng hòm hòm coi như huyệt báu phong thủy rồi còn gì!"

Tôi giải thích: "Xây dựng miếu điền chùa chiền cầu kỳ kiểu khác với nhà của, mồ mả, chùa chiền là nơi cầu phúc, không thể thùy tiện xây đâu cũng được, đất xây chùa phải rộng mát thoáng đạt, sông núi trùng trùng.ngoài cái miếu Ngư Cốt này, ông đã bao giờ thấy cái miếu nào trong khe núi chưa?ngay cả miếu Thổ Địa cũng không được xây trông hẻm núi sâu thế này đâu, đúng như câu:sơn cốc hiểm sâu họa xuyên tâm, xây chùa dựng mộ họa thêm nhân."

Răng Vàng liền hỏi: "Anh Nhất!Câu cuối cùng anh nói nghĩa là gì?Có phải là ý không nên dựng miếu trong khe núi hay không?"

Tôi gật đầu: "Đúng vậy, ông anh xem những khe những rãnh này, ngoằn nghèo như rắn bò rồn cuộn, đòi núi chung quanh khô cằn xơ xác, không có cây che suối chở, không tạo nên bề nên thế, thêm vào đó lại ằm hõm sâu trong núi, âm khí nặng nề.

Nếu như cây côi trên núi xanh tươi um tùm một chút thì còn đỡ thế gọi là"dải tiên thấp thoáng trong màn gấm,đấng chủ vun che phúc lộc dày". Hẻm núi điêu tàn này, xét theo nguyên lý phong thủy TRung Hoa cổ, chớ nói xây miếu, tang người chết cũng chẳng hợp nữa, nên tôi đoán việc dựng miếu ở đây chắc chắn có điều khuất khúc, nhất định là các chiêu bài của các Mô Kim hiệu úy dùng che đậy chuyện đổ đấu hôm nay tận mắt quan chiêm quả nhiên không ngoài dự liệu.

Tuyền béo lại nói: "cho dù che mắt thiên hạ, cũng đâu cần phải gọi làng gọi nước như vậy,tôi thấy chỉ cần dựng cái lều cỏ là đủ rồi.Hơn nữa trong cái hẻm núi này lấy đâu ra ma nào, cùng lắm thỉnh thoảng có thằng chăn dê tạt qua, nghe dân làng bảo, qua cái sườn này là mê động Long Lĩnh, bên trong ma quỷ rập rình, người thường chẳng thể nào lai vãng, cho nên e cũng chẳng mấy ai tới đây chăn dê đâu"

Tôi đáp: "Chuyện này chủ yếu vẫn là để lấy lòng dân bản địa thôi, khách ngoại tỉnh bỏ tiền xây miếu Long Vương, cầu cho cả vùng bình yên no ấm mưa thuận gió hòa, người trong vùng sẽ không thắc mắc gì, chứ đến thẳng đây dựng chòi, có phải sẽ khiến người ta cảm thấy bất bình thường, thấy kỳ quái khó hiểu không, bỗng dưng lại vào trong khe núi dựng nhà làm gì chứ?vậy là dễ bị người ta hoài nghi rồi.Chi bằng bảo đây là huyệt phong thủy đẹp, xây ngôi miếu lên trên, vậy còn dễ gạt người hơn, hồi trước còn có kẻ giả vờ làm ruộng, cây cối lên xanh um rồi mới hành động, tất cả đều có một tông chỉ, chính là không để người khác biết mình làm gì... "

Nghe tôi phân tích, cả Tuyền béo và Răng Vàng đều đồng tình, người vùng khác đến xây miếu trong khe núi đúng là dễ ngụy trang hơn xây nhà nhiều.

Thực ra Tuyền béo nói không phải không có lý, chỉ có điều phải lên trên triền núi quan sát hình thể Long Lĩnh đã rồi mới có thể đi sâu thêm một bước phán đoàn nguyên nhân xây miếu ở đây.tôi đoán khỏang cách giữa ngôi mộ cổ và Ngư Cốt miếu không xa lắm, nếu không sẽ tốn rất nhiều công sức đào đường hầm.

Cuối cùng cũng đã đến chân dốc Long Lĩnh, tôi có 2 việc lo lắng nhất, mộtlaf dãy Long Lĩnh liệu có mộ cổ không, bây giờ xem ra có thể chắc chắn đáp án là trăm phần trăm khẳng định.

Việc thứ hai là, ngôi mộ cổ lớn như thế, lại bị gã lái buôn giả mạo kia nhòm ngó từ lâu, hắn ta có thành công hay không thì cũng khó nói, song chỉ xem hắn tính toàn và hành động như vậy, ắt hẳn là đã quyết đổ cái đáu này cho được.

Nhưng dù cổ mộ Long Lĩnh này đã bị đổ đấu chăng nữa, tôi nghĩ chúng tôi cũng nên vào đó thăm quan một chuyến, xem các cao thủ khác làm thế nào, không chừng hắn ta không cuỗm hết, vẫn còn sót lại vài món thì sao.

Quy định của cái nghề Mô Kim Hiệu úy này rất nghiêm ngặt, khi đổ đấu, chỉ được lấy một vài món, nhiều hơn là phá hoại quy củ, tay lái buôn bỏ tiền dựng Ngư Cốt miếu này đã tìm được ngôi mộ cổ trong Long Lĩnh mà biết bao nhiêu kẻ khác tìm không ra nhất định phải là một cao thủ lão làng.

Càng là cao thủ lão làng, người ta lại càng coi trong quy củ, có lúc thậm chí còn xem trọng quy định của nghề nghiệp còn hơn cả mạng sống, song những truyền thống tốt đẹp đó đến nay cũng chẳng còn ai đoái hoài đến nữa, đám trộm mộ bây giờ chẳng khác gì bọn Nhật ngày xưa, về cơ bản toàn chơi trò "ba sạch" hết cả

Chúng tôi đi quanh ngôi miếu đến mấy vòng, nhưng phát hiện ra được vị trí đường hầm, xem chừng đã được che đậy cực kỳ kín đáo, khó mà tìm ra được, thậm chí con có khả năng vị Mô Kim Hiệu úy bịt chặt lối vào lại sau khi đổ đấu xong cũng không chừng.

Răng Vàng quay qua hỏi tôi xem liệu có thể xác định vị trí cụ thể của cổ mộ không, tôi nói ở trong khe nhìn không ra, phải leo lên sườn núi, từ đó phóng mắt nhìn mới ra được.

Răng Vàng ngày thường cờ bạc rượu chè liên miên, sức khỏe không tốt lắm, không chịu nổi dặm dại bôn ba, cuốc bộ đến được miếu Ngư Cốt đã mệt nhừ tử, giờ bảo trèo lên núi rồi quay xuống, thực quá sức chịu đụng của hắn.Vậy nên tôi bảo Răng Vàng và Tuyền béo ở lại miếu, tiếp tục tìm kiếm đường hầm, đồng thời dặn dò nếu 2 người có vào trong miếu thì phải hết sức cẩn thận, chớ để bị đè bẹp bên trong.

Mình tôi men theo dốc núi, tay bấu chân đạp, chẳng mấy chốc đã leo lên trên sườn núi, chỉ thấy bên dưới ngòi lạch chằng chịt, mặt đất như bị bàn tay ai đó vẽ nặn, vô số những nếp gấp cao thấp ngang dọc, địa hình vô cùng phức tạp.

Đặc điểm địa mạo vùng Thiểm Tây hai 2 phía nam BẮc cao, ở giữa thấp, tây bắc cao, đông nam thấp, địa hình dốc từ tây sang đông.Phia Bắc là cao nguyên Hoàng Thổ, phía nam là dãy Tần Bà, ở giữa là đồng bằng Quan Trung.Còn nơi đây là một miền đòi núi thấp hiếm thấy do dãy Long Lĩnh kéo dài hình thành, núi non đều không cao lắm, từ trên cao nhìn xuống, có thể cảm thấy như một vệt sẹo trên mắt đất.

Tôi giơ tay che ngang tầm mắt, quan sát kỹ lưỡng hình dạng của từng ngọn núi phía trước, Long Lĩnh quả nhiên danh bất hư truyền, địa mạch cài xen chằng chịt, phân chí nối tiếp, "tầm long quyết "có câu: "sông suối đại ngàn trăm dải, lầu rồng điện ngọc muôn tòa"

Trong dãy Long Lĩnh này có một tòa "lầu rồng điện ngọc" ẩn giấu cực sâu, hình thế nương nhau, đan xen hoàn tụ, những dãy núi nhấp nhô trải dài kia chính là cái thế hiện ra từ tòa" lầu rông điện ngọc" bên tròn."Thế" rồng nơi đây không phải"thế" mai táng được các bậc đế vương,"thế" của lăng mộ hoàng đế phải vưngc chắc, phải như những nơi có núi non cao ngất, sông suối lượn vòng, tạo nên thế tựa núi đạp sông, hung cứ thiên hạ, còn thê hiện ra từ dãy Long Lĩnh là thê ngọa cư nơi xa xôi, yên bình tích tụ.

Hình thế này thì có thể mai táng quốc thích, nhũng người thân cận trong hoàng tộc, tỷ như hoàng hậu, thái hậu, công chúa thân vương, chôn ở đây thì vương thất yên ổn hưng thịnh, trong cung bình lặng yên hóa, nói trắng ra thì như kiểu trấn yên vườn sau nhà mình vậy.

Nhưng cái thế này đã bị môi trường tự nhiên phá hoại, mưa gió cắt gọt, núi lở động đất, thủy thổ đi biến hết sức nghiêm trọng, lớp đất bề mặt vỡ vụn, không còn đâu khí tượng của năm xưa nữa rồi.

Mặc dù vậy, ngay từ cái nhìn đầu tiên, tôi đã nhận ra được ngay "tòa lầu rồng điện ngọc" ở Long Lĩnh nằm chính ngay dưới sườn núi nơi tôi đang đứng.Dốc núi này đã bị tự nhiên tàn phá nặng nề, những sườn dốc gay hẻm sâu gần đó đều từ đây trải dần ra, cổ mộ thời Đường hẳn đang nằm trong lòng núi.

Tôi đứng trên sườn núi, ngắm nhìn khí mạch của sông núi ghập ghềnh, lấy bút đánh dấu những vị trí có thể có mộ cổ lại, ghi rõ khoảng cách phương vị, sau đó quay người lại nhìn sang phía Răng Vàng và Tuyền béo.

Hai ông tướng đang quanh quẩn ở Ngư Cốt miếu tìm đường xuống đại đạo, tôi cho tay lên miệng huýt sáo gọi bọn họ.

Hai người bọn Tuyền béo nghe thấy tiếng huýt, liền ngước lên nhún vai tỏ ý vẫn chưa tìm thấy lối vào, sao đó lại tiếp tục cúi đầu mò mẫm, dòm ngó mọi ngóc nghách trong ngoài miếu hết lần này đến lần khác.

Lên núi thì dễ, xuống núi khó, tôi ngoảnh lại nhìn lối vừa nãy leo lên, đường dốc quá, khó mà quay lại theo đường cũ được, bèn quan sát bốn phía, thấy triền núi bên tay trái cách chỗ đứng không xa lắm bị mưa gió xâm thực, vách đá sụt tróc từng mảng lớn, từ đó mà leo xuống tương đối dễ hơn.

Tôi men theo sườn núi đi về phía trái một đoạn, dẫm lên những đất đá gồ ghề lụt sụt mà từ từ đi xuống, đoạn dốc này vẫn rất khó trụ chân, giẫm xuống là trượt ngay, tôi thấy gần đó có một chỗ trống có vẻ bằng phẳng dễ đặt chân, liền nhảy qua.

Không ngờ vừa mới đứng vững, còn chưa đi được hai bước, dưới chân đột nhiên sụt xuống, chỉ chớp mắt nửa than dưới đã hẫng xuống, tôi thầm như không hay, mình đã sa chân vào đụn đất rồi.

Người dân trong làng gần đây bảo dốc Bàn Xà đầy những đụn đất bẫy người này, tôi cứ tưởng ở vùng ngoài rìa này vẫn an toàn, ào ngờ hóa ra đã quá bất cẩn. Đến lúc này thì từ phần bụng đổ xuống đã ngập trong đất, tôi cũng biết lúc này tuyệt đối không được giãy giụa, kết cấu địa chất ở đây cũng gần giống cát lúc trong sa mạc, khác chăng thì cũng chỉ là có ít cát mà nhiều đất mủn mà thôi, càng gắng sức giãy giụa, càng chìm xuống nhanh, gặp phải trường hợp thế này chỉ còn cách chờ người tới cứu, còn nếu chỉ có một mình thì đành chờ chết mà thôi.

Tôi cố gắng giữ cơ thể bất động, đến thở cũng không dám thở mạnh, sợ rằng chỉ hơi nhúc nhích một chút là lại lún sâu thêm một khúc nữa, đất mà ngập qua ngực thì rắc rối to.

Tôi khẽ nắm hai tay, cố giữ cơ thể được cân bằng, đợi khỏang 10 giây sau, thấy người không lún xuống nữa, mới đưa tay tháo chiếc còi treo trên cổ ra, đưa lên miệng chuẩn bị thổi một tiếng gọi Tuyền béo đến cứu.

Nhưng thổi còi thì lồng ngực phải dùng lực, giờ tôi lại đang ở trong một trạng thái thăng bằng hất sức mong manh, cơ thể không dàm cử động dù chỉ là một chút, bằng không bất cứ lúc nào dốc đất này cũng có thể sụt xuống chôn sống tôi ở đây; tất nhiên cũng không chắc rơi xuống phía dưới là sẽ bị chôn sống, cũng có khả năng bên dưới là một hang đá vôi lớn, xui xẻo nhất là chỉ rơi vào chỗ lưng chừng, trên không thấy trời dưới không thấy đất, chết ngạt trong đó cảm giác ấy mới thực sự khó chịu.

Suy nghĩ này cứ lởn vởn trong đầu, nhưng rồi tôi vãn quyết định thổi còi báo hiệu, bằng không đợi đến khi Tuyền béo và Răng Vàng nhớ ra, con bà nó, chắc tôi cũng đã sang tiểu cành rồi, hy vọng hai ông tương nghe còi sẽ tức tốc đến ngay, bằng không chuyến này Hồ Bát Nhất tôi thật sự phải về chầu ông vải mất thôi. Phong ba bão táo còn vượt qua được vậy mà phải chết kiểu này thì thật không cam lòng chút nào

Tôi thổi vang một tiếng còi báo hiệu, lồng ngực hơi phập phồng, thân thể hơi chao đi một chút, lại lún thêm xuống một đoạn nữa, vừa vặn chẹt đến ngực, hít thở càng lúc càng khó khăn.Thông thường nếu muốn chôn sống ai đó, chẳng cần thiết phải lấp đất đến tận đỉnh đầu, đất ngập qua ngực đủ để khiến người ta ngạt thở rồi.tình huống của tôi lúc này chính là như vậy, hai tay vươn ra phía ngoài, rõ ràng là thấy ngột ngạt khó chịu lắm, song lại không dám vùng vẫy thoát ra.Giờ là lúc thử thách khả năng nhẫn nại của 1 con người, tôi cố gắng giữ bình tĩnh, không thể vì lồng ngực bức bối dến ngạt thở mà khua khoắng chân tay tìm cách bò ra ngoài, như vậy chỉ càng chết nhanh hơn.

Xét hoàn cảnh của tôi lúc này, một giây dài còn dài hơn cả một năm, con bà nó, thằng Tuyền béo chết giẫm kia sao vẫn chưa thấy tăm hơi đâu, nhỡ 2 thằng kia không nghe thấy tiếng còi, thì tôi coi như ô hô ai tai ở đây mất rồi.

Tôi đang nín thở, đầu óc nghĩ ngợi lung tung, thì thấy boang Tuyền béo và Răng Vàng đang lững thững tiến lại, vừa đi vừa trò chuyện rôm rả,

Nhìn thấy tình cảnh của tôi, cả hai đều thất kinh, vội co giò chạy lại. Tuyền béo vừa chạy vừa tháo cuộn dây thừng trên người ra, cậu ta vẫn còn đeo cái giỏ ngỗng, hai con ngỗng bên trong thấy Tuyền béo đột ngột tăng tốc liền hoảng hốt kêu nháo nhác.

Tuyền béo và Răng Vàng sợ gần đố có đụn đất khác, không dám lại gần quá, dừng lại cách chỗ tôi độ mười mấy bước, quăng dây thừng ra, cuối cùng tôi cũng bắt được sợi dây cứu mạng, vội quấn lấy 2 vòng quanh cổ tay.

Đôi bên cùng lúc dùng sức, kéo tôi ra khỏi đụn đất, lúc leo được lên, đụn đất đã bị hai chân tôi làm thụt xuống hết, trên dốc núi lộ ra một cái hố lớn, đụn đất rơi xuống như mưa.

Tôi há miệng thở hồng hộc, vặn nình nước ra, uống ừng ực mấy ngụm, rồi đổ hết chỗ còn lại lên đầu, hai tay vuốt mặt, quay đầu nhìn lại cái hố ở đằng sau, bản than tôi cũng không rõ đây là lần thứ bao nhiêu mình lượn một vòng qua Quỷ môn quan rồi, quả thực là hú hồn, không dám nghĩ nhiều thêm nữa.

Tuyền béo châm cho tôi 1 điếu thuốc để lấy lại tinh thần, tôi bây giưof vẫn hồn xiêu phách lạc, rít được hai hơi liền ho sặc sụa, sự việc lần này không giống với những lần trước, mọi lần sinh tử chỉ quyết định trong chớp mắt, nhưng lần này thần chết lại chậm rãi thả từng bước một, trên đưoif này chắc chẳng còn chuyện gì dày vò thần kinh người ta như thế.

Ba hồn bảy vía của tôi chừng đã bay đi phân nửa, phải đến hai mươi phút sau, phần hồn bay đi mới chịu trở về nhập xác.

Răng Vàng và Tuyền béo thấy tôi mặt mũi trắng bệch, cũng không dám lên tiếng hỏi han, một lúc sau thấy mắt tôi không còn ngây ra nữa, mới hỏi xem tôi thế nào rồi."

Tôi bảo Tuyền béo lấy chai rượu trắng, ngửa cổ uống mấy ngụm, giờ mới tạm xem như hoàn toàn hồi phục.

Ba thằng quay lại nhìn cái hố ban nãy tôi dẫm phải, Răng Vàng hỏi: "Đây có phải hố đào trộm mộ không?"

Tôi đáp: "Không! Ven rìa hố đào trộm mộ không rã ra như thế, cái này là kết quả của sự ăn mòn đá vôi trong lòng núi, bên ngoài chỉ còn lại lớp vỏ rỗng, chỗ dày chỗ mỏng, xem ra quy mô của hang đá vôi bên dưới dãy Long LĨnh này thực không nhỏ chút nào!"

Tôi kể lại tình hình vừa quan sát được trên sườn núi cho Răng Vàng và Tuyền béo nghe, trong lòng núi khẳng định mười mươi là có mộ lớn, chỉ cách Ngư Cốt miếu chừng một cây số theo đường thẳng thôi.

Nếu trong miếu có đường hầm dẫn đến ngôi mộ cổ kia, vậy thì khoẳng cách và phương hướng này là hoàn toàn hợp lý, đối với cao thủ trong nghề, đào đường hầm dài một cây số không phải chuyện khó, chẳng qua hơi tốn chút thời gian mà thôi.

Tuyền béo thắc mắc: "Thằng cha này ăn no rửng mỡ hay sao, đã tính chuẩn được vị trí của mộ , việc quái gì phải chạy ra mãi xa đào hầm!"

Tôi nói với Tuyền béo: "Vị tiền bối dựng nên Ngư Cốt miếu này, từ việc quan sát đến đo đạc, đều hơn đứt cậu, tất nhiên phải có lý riêng, tôi đoán chắc là ông muốn vào địa cung từ phía dưới đây"

Rang Vàng vội hỏi: "hả?Đi vào từ phía dưới? có phải vì bốn phía ngôi mộ đều quá kiến cố chắc chắn, không thể ra tay chỉ có cách đâm từ dưới lên? Tôi nghe nói chiêu này gọi là "đình cung" thì phải."

Tôi trả lời: "Chắc là như vậy.Thời Đường lăng tẩm toàn được xây trong lòng núi, nhất là thời thịnh Đường quốc lực dồi dào đứng đầu thiên hạ, lăng tăm nhất định được xây dựng kiên cố, địa cung đều được xây dựng bằng đá lớn, gia cố bằng các thanh ngang dài, rất khó phá tường đột nhập.Nhưng lăng mộ dẫu được xây tường đồng vách sắt đi chăng nữa, cũng không thể như quả trứng gà không có vết rạn được, lăng mộ nào cũng đều có một chỗ trống, nhìn theo góc độ phong thủy học, chỗ đó dùng để tàng phong tích tụ khí, trong mộ không có hư vị này, thì huyệt bầu phong thủy có tốt đến mấy đi chăng nữa cũng vô nghĩa."

Tuyền béo liền hỏi: "Nghĩa là để một cái cửa phía sau ư?"

Tôi lắc đầu : "Không phải,"hình dừng khí mới tụ", để giữ được hình và thế của huyệt vị phong thủy, khiến cho đất báu phong thủy cố định, thì kết cấu cảu lăng tẩm không được kín mít, khí cần tụ mà vẫn lưu thông, thường thì con đường lát gạch trong lăng mộ hoặc hậu điện chính là nơi thông khí, những chỗ như vậy không được xây quá chắc chắn, nếu không sẽ không tốt cho chủ mộ"

Ngoài ra còn có một thuyết khác, lăng tẩm quy mô lớn không khác cung điện là mấy, cuối cùng sau khi bịt của lăng, để bảo tồn các bí mật trong địa cung, tốp thợ xây cuối cùng đều bị chôn sống tỏng đó, những người thợ có klinh nghiệm, trong quá trình thi công, đều ngấm ngám xây một lối đi bí mật để làm lối thoát cho mình, những mật đạo này thường được xây kín đáo phía dưois địa cung.

Song cái lối thoát hiểm do đám thợ xây nên vì sự sống còn này, hoàn toàn không dựa vào kiến thức phong thủy,giấu được thế nào thì xây theo thế ấy, thành ra ảnh hưởng lớn đến bố cục lăng mộ, song cũng chẳng thể nào ngăn chặn được.

Cho nên khi gặp những ngôi mộ lớn bốn bên đều kiên cố một cách lạ thường, sau khi đã tìm hiểu thông tin, các Mô Kim Hiệu úy thường sẽ chin phương án khai quật theo hướng đào từ dưới lên.

Ba chúng tôi thương lượng một chút, đều cảm thấy đáng bỏ công bỏ sức vào mộ cổ Long Lĩnh này một chuyến, bởi vì vị trí của ngôi mộ cổ này hết sức đặc biệt, hình thế núi không còn diện mạo ngày xủa nữa.Người phát hiện ra nơi đây có mộ cổ, nhất định phải là một cao thủ trong các mô Kim Hiệu úy, ông ta nhất định sẽ tuân thủ quy định của nghề này, không lấy hết đồ, huống chi ngôi mộ lại lớn đến thế, đừng nói ông ta chỉ lấy đi một hai món bảo vật, dù có mang đi hàng trăm món, phần còn lại chúng tôi tùy ý lấy đi một vài món vẫn coi là hời rồi.

Chúng tôi quyết định bắt đầu bằng đường hầm trộm mộ trong miếu Ngư Cốt, như vậy sẽ đỡ tốn thời gian công sức hơn, một là địa đọ tỏng núi bỏ hoang đến giờ cũng chỉ mấy mươi năm , chắc không có quá nhiều thay đổi, dù có thể có đoạn bị sập, chúng tôi đào một lối khác vòng qua là được, hai là trên dãy Long Lĩnh có vô số đụn đất sụt lún, đi lại trong núi hết sức nguy hiểm, ban nãy tôi cũng thiếu chút nữa là chết ngạt rồi, đi đường hầm sẽ tránh được những rủi ro này.

Kế hoạch được lên xong chúng tôi trở lại miếu Ngư Cốt, lúc nãy Rang Vàng và Tuyền béo đã tìm kiếm một hồi lâu mà vẫn không phát hiện được gì.Ngôi miếu này xây không dựa núi nhìn sông, cũng chẳng có kết cấu bố cục gì, nhìn từ bên ngoài rất khó phán đoán vị trí của đường hầm trộm mộ.Nhưng địa đạo này thực sự rất quan trọng, tôi bèn ngồi đưa ra tất cả các suy luận có thể, tiền đề ngôi miếu này được một vị Mô Kim Hiệu úy xây nên.

Một suy nghĩ bỗng lóe lên trong đầu, tôi gọi Răng Vàng và Tuyền béo lại bảo: "Chúng ta cần phải kiểm tra bệ thờ đặt tượng Long Vương, nếu có đường hầm trộm mộ, rất có thể nó nằm bên dưới bệ thờ".

Phần cuối



thích!!!
Gửi cho bạn bè:


« quay lại


Powered by Xtgem
© copyright by CườngNo1
U-ON CườngngNo1.jw.lt

Powered by XtGem.Com